Tổng Hợp Kinh Nghiệm Kỹ Năng Viết Tiểu Thuyết

Thảo luận trong 'Viện Bảo Tàng' bắt đầu bởi Phong, 4/7/14.

  1. Phong

    Phong Thành viên kích hoạt

    Được thích:
    2,185
    Một phương pháp hữu ích giúp bạn viết truyện nhanh, tình tiết hợp lý, không sai sót
    Tác giả: (do sưu tầm nên không nhớ)

    Chương 1


    Nguồn: tangthuvien,sưu tầm​









    Các bước viết truyện/tiểu thuyết của các nhà văn chuyên nghiệp (cái này mình tìm hiểu trên 1 web nước ngoài cách đây khá lâu, tác giả bài viết đó là 1 nhà văn chuyên viết truyện viễn tưởng) :

    1. Nếu tác phẩm của bạn có thể tóm tắt thành 1 câu duy nhất thì đó là câu gì ? Bạn phải trả lời vấn đề này đầu tiên vì đó chính là tinh thần và cốt lõi của tác phẩm.

    2. Truyện của bạn nên khởi đầu và kết thúc như thế nào (trình bày một cách tổng quát vì lúc này bạn vẫn chưa tạo ra nhân vật cũng như các tình tiết truyện). Nhiều người thường có xu hướng viết đến đâu nghĩ đến đó nên hầu như không xác định trước được truyện sẽ kết thúc như thế nào mà thường mong chờ ý tưởng sẽ xuất hiện trong quá trình viết, cách viết như vậy sẽ làm cho câu chuyện mất đi tính thống nhất, nếu không cẩn thận có thể tạo ra các tình tiết mâu thuẫn, không nhất quán với nhau.

    3. Phát triển tóm tắt một câu ở trên thành 1 đoạn khoảng 10 câu (có thể ít hoặc nhiều hơn tùy bạn) về các sự kiện lớn của câu chuyện, đồng thời xây dựng nhân vật một cách sơ lược (nhân vật chưa cần phải có tên)

    4. Mỗi câu trong đoạn tóm tắt bạn phát triển lên thành một đoạn, mỗi đoạn là 1 sự kiện lớn (sau này khi viết thành tác phẩm, bạn có thể phát triển mỗi sự kiện khoảng từ 10 đến 30 chương hoặc hơn, tùy bạn) trong câu chuyện, một sự kiện bao gồm các tình tiết nhỏ hơn. Trong quá trình tạo các đoạn sự kiện lớn, bạn sẽ tìm cách mở nút, thắt nút cho các sự kiện, xác định cao trào của mỗi sự kiện nằm ở đâu, giữa các đoạn có liên hệ với nhau như thế nào. Các nhân vật sẽ được phân bố trong các sự kiện như thế nào

    5. Xây dựng bản tóm tắt các nhân vật (ít nhất cũng phải làm đối với các nhân vật chính) bao gồm : tên, tuổi, giới tính, xuất xứ, các đặt điểm ngoại hình, tính cách, lối suy nghĩ, cách làm việc, kỹ năng, năng lực đặc biệt (nếu có), động lực của nhân vật là gì, ước mơ là gì, sở thích, sở ghét như thế nào, là bạn của ..., là người yêu của ..., là kẻ thù của ..., các mối quan hệ khác, có liên hệ chặt chẽ với nhân vật nào khác, nhân vật sống tới cuối truyện hay sẽ chết ở sự kiện nào. Việc xây dựng nhân vật trước khi viết như thế này rất quan trọng vì nó giúp bạn nhất quán trong lúc viết, không làm cho nhân vật dở dở ương ương lúc này lúc khác. Mỗi tóm tắt nhân vật nên lưu vào một file word riêng để dễ dàng tham khảo lúc viết 6. Chắp ghép thử các đoạn sự kiện (ở bước 4) xem có gì mâu thuẫn, có gì cần phải chỉnh sửa hay thay đổi. Xong phần này coi như bạn đã có một cái sườn hoàn chỉnh cho tác phẩm từ lúc khởi đầu cho tới lúc kết thúc. Sau này việc viết sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bạn sẽ viết nhanh hơn cách viết thông thường và không lo sẽ bỏ dở giữa chừng.

    7. Tham khảo, sưu tầm các tài liệu phục vụ cho công việc sáng tác (ví dụ như kiến thức lịch sử, khoa học, y học, văn hóa, ẩm thực ...). Khi đã thực hiện xong bước 6 thì hầu như bạn sẽ biết được bạn cần những tài liệu, kiến thức như thế nào.

    8. Viết

    9. Xem lại, sửa lỗi chính tả, cách dùng từ đặt câu.

     
  2. Phong

    Phong Thành viên kích hoạt

    Được thích:
    2,185
    CÁC QUY TẮC PHÁT TRIỂN VĂN PHONG BẢN THÂN
    Tác giả: (do sưu tầm nên không nhớ)

    Chương 2


    Nguồn: tangthuvien,sưu tầm​









    Đây là một bài viết mang tính cá nhân và chỉ có giá trị tham khảo, có thể không phù hợp với các tác giả có phong cách viết khác.


    - Câu văn phải mạch lạc, rõ nghĩa, đủ ý và súc tích. Hạn chế lạm dụng những câu quá ngắn hoặc quá dài.

    - Điều tồi tệ nhất trong văn bản là những từ ngữ sáo rỗng và cách diễn đạt tối nghĩa.

    - Lặp từ tạo ra sự nhàm chán, tốt nhất nên sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc lựa chọn một phương pháp diễn đạt khác để tránh tình trạng lặp từ.

    - Cần liên tục thay đổi kiểu câu và cấu trúc câu trong đoạn văn, thay đổi cách kết cấu các đoạn văn trong một bài hoặc chương.

    -Đọc từ điển tiếng Việt hàng ngày.

    - Tạo thói quen phân tích ngữ pháp, cách hành văn và sử dụng từ ngữ khi đọc bất kỳ văn bản nào.

    - Tránh trình bày lan man bằng một loạt những câu cụt ngủn, những gì mà người ta đã biết quá rõ rồi thì chỉ cần tóm lượt một cách ngắn gọn trong một câu. Thay vì nói: "Tuổi trẻ hiện nay thường có xu hướng học đòi, ưa chuộng văn hóa nước ngoài. Điều này cảnh báo nguy cơ xuống dốc của văn hóa nước nhà. Chúng ta cần phải... blah blah." thì hãy nói "Tình trạng đáng báo động của văn hóa nước nhà hiện nay, thể hiện qua trào lưu đua đòi, sùng ngoại của giới trẻ, nói lên rằng... blah blah". Thay vì nói "Tiếp đến, quân Mông Cổ tấn công Thổ Nhĩ Kỳ. Quân Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng đại bại. Không lâu sau, vua Thổ Nhĩ Kỳ bị giết." thì có thể nói "Rồi đến lượt Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu ngọn roi chinh phục của đội quân bất khả chiến bại này. Và lưỡi kiếm của Đà Lôi đã chẳng phải đợi lâu để uống máu quân vương đất Thổ."

     
  3. Phong

    Phong Thành viên kích hoạt

    Được thích:
    2,185
    CÁC QUY TẮC PHÁT TRIỂN VĂN PHONG BẢN THÂN
    Tác giả: (do sưu tầm nên không nhớ)

    Chương 2 (tt)


    Nguồn: tangthuvien,sưu tầm​









    VIẾT TIỂU THUYẾT - KỸ THUẬT CÁ NHÂN


    Kỹ thuật chỉ mang tính cá nhân, phù hợp với văn phong của bản thân, có thể không phù hợp với các tác giả khác.


    1. Luôn tạo công việc cho tất cả các nhân vật, ngay cả đối với những nhân vật ít khi xuất hiện. Nếu một nhân vật không xuất hiện trong phần được miêu tả của câu chuyện thì không có nghĩa anh ta không hành động, những hành động "ẩn" của anh ta sẽ tương tác tới các nhân vật khác hoặc được tóm tắt lại thông qua các lời kể.

    2. Các vấn đề nên đan xen với nhau, không cần chờ cho đến khi vấn đề được giải quyết xong mới nảy sinh vấn đề mới. Vấn đề mới có thể xuất hiện lúc vấn đề cũ sắp kết thúc, đang diễn tiến hoặc thậm chí là đang cao trào.

    3. Một nhân vật có sức sống là một nhân vật luôn thay đổi, không bị giới hạn bởi những mẫu tính cách, không bị đóng chặt vào trong những cái khung chính diện hay phản diện. Tuy nhiên, những sự thay đổi phải diễn ra một cách HỢP LÝ.

    4. Tác giả không bao giờ "đọc" suy nghĩ của nhân vật. Tập trung miêu tả hành động, lời nói, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt... của nhân vật nhưng không bao giờ được miêu tả TRỰC TIẾP những âm mưu, kế hoạch, tính toán, nỗi e ngại, sự vui mừng, lòng căm thù... hay bất cứ thứ gì ẩn sâu bên trong nhân vật; những thứ đó phải được thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ, thái độ của nhân vật và độc giả có thể ĐOÁN chúng.

    5. Đừng bao giờ dùng những tính từ trừu tượng, chung chung như "tức giận", "điềm đạm", "lịch sự", "khó ưa", "nham hiểm" ... để tả nhân vật. Tất nhiên vẫn có thể dùng những từ ấy một cách gián tiếp qua lời thoại của các nhân vật khác.

    Gửi bởi Nhất Linh
    "Đừng sợ viết nhiều chi tiết nếu những chi tiết ấy đúng và hay, cái đáng sợ là tả nhiều chi tiết ấy sai và lạt lẽo. Thí dụ trong truyện, có một người đãng trí, nếu chỉ nói "Ông X có tính đãng trí lắm" thì ai nói chẳng được. Hơn nhau là ở chỗ tìm một vài việc xảy ra để tỏ rõ sự đãng trí. Nhưng mình phải cố tìm ra những chi tiết mới, chứ đừng mượn những việc người khác đã tìm ra trước. Thí dụ "bút chì giắt ở tai mà cứ đi tìm bút chì" là chi tiết mà nhiều người đã nói đến."
    6. Tuyệt đối không gượng ép để bắt tình tiết phải phục vụ cho cốt truyện một cách cứng nhắc, khuôn mẫu. Không kéo dài hoặc rút ngắn câu chuyện một cách quá đáng, cần dài thì viết dài, cần ngắn thì viết ngắn.

    7. Đừng dồn cục thông tin rồi đập vào mặt độc giả trong một lúc, chia nhỏ nó ra, khéo léo gửi thông tin vào những đoạn miêu tả người, tả cảnh hay lời thoại của các nhân vật

    8. Luôn dùng ngôi thứ 3 để miêu tả câu chuyện, dùng góc nhìn của "chúa trời"
    Gửi bởi Thibaudet
    “Nhà tiểu thuyết chính thức tạo nhân vật của mình bằng những sự chi phối vô cùng, vô hạn của đời mình; nhà tiểu thuyết giả tạo thì tạo nhân vật riêng bằng những sự chi phối chật hẹp của đời mình mà thôi. Một tác giả đem mình giãi bày ra trong tiểu thuyết ít khi làm mình thành được một nhân vật thực khả dĩ làm cho người ta tin là thực."
    Gửi bởi Oscar Wilde
    “Hay lắm. Hay lắm. Nhưng ông phải hứa với tôi: từ giờ không được xưng “tôi” nữa. Phàm nghệ thuật không bao giờ có ngôi thứ nhất”
    9. Xin dùng một trích dẫn của nhà văn Hemingway thay lời nói
    Gửi bởi Hemingway
    There isn't any symbolism. The sea is the sea. The old man is an old man. The boy is a boy and the fish is a fish. The shark are all sharks no better and no worse. All the symbolism that people say is shit. What goes beyond is what you see beyond when you know.


     
  4. Phong

    Phong Thành viên kích hoạt

    Được thích:
    2,185
    Một phương pháp viết tiểu thuyết mới : Phương pháp viết ngược

    Tác giả: (do sưu tầm nên không nhớ)

    Chương 3


    Nguồn: tangthuvien,sưu tầm​









    Nếu bạn cảm thấy phương pháp viết truyện bình thường của bạn không có hiệu quả, hãy thử phương pháp mới này xem




    Bước đầu tiên : Xây dựng nhân vật.
    Chủ yếu là xây dựng nhân vật cho thành công. Cốt truyện sẽ tự xảy ra sau khi xây dựng nhiều nhân vật với cá tính, mục đích mâu thuẫn với nhau.
    Ta phải đặt mình vào vị trí của nhân vật, suy nghĩ thật kỹ về cuộc đời, kế hoạch cho tương lai trong tư cách của nhân vật thì nhân vật mới sâu sắc được. Nhân vật của ta phải mưu mô xảo quyệt, nhìn xa trông rộng, tính toán kế hoạch dự phòng cho 30-40 năm.

    Bước thứ hai : Xây dựng hội thoại
    Xây dựng các đoạn độc thoại và hội thoại. Xây dựng cảnh đối thoại, chạm trán giữa 2 nhân vật sao cho kịch tính, đầy chất thơ, rồi nghĩ ra tình huống cụ thể dẫn đến các cuộc đối thoại, chạm trán ấy sau. Làm cho nó phức tạp và tinh vi lên.

    Bước thứ ba : Tạo điều kiện để nảy sinh cốt truyện
    Khi ta đã có những nhân vật mà định mệnh của chúng là phải mâu thuẫn với nhau, thì ta sẽ có mâu thuẫn. Lúc này ta mới bắt đầu đi vào chi tiết, mô tả cụ thể bối cảnh, lịch sử, môi trường. Nó phải thể hiện trí tưởng tượng phong phú cũng như sự chú ý đến chi tiết một cách kinh người. Xong xuôi rồi ta chọn một điểm nào đó trong cuộc đời nhân vật để bắt đầu kể chuyện.
    Trong chữ mâu thuẫn còn hàm ẩn chữ bế tắc. Nhân vật càng bế tắc thì tính huống truyện càng xuất sắc. Sự bế tắc khiến cho nhân vật sùng gan sùng phổi, bứt rứt tóc tai, tức trào máu họng.
    Tình huống truyện cần có không khí. Không khí có tính sử thi hay tính hiện thực, tính thơ mộng hay tính bi tráng, tính lịch sử hay tính yêu kì quỉ quái, tính bi kịch hay hài kịch hay cả hai. Không khí càng đa dạng và mạnh mẽ càng tốt. Điều này phụ thuộc vào cảm nhận tinh tế của người viết.

    Bước thứ bốn : Tạo cốt truyện
    Sau khi xây dựng các sự kiện riêng lẻ có tính độc đáo thì chú ý kết nối, xâu chuỗi các sự kiện để có được bức tranh toàn diện. Nó phải hợp lý, thống nhất, và nói lên cái gì đó về cuộc đời. Cuộc đời thật đau đớn, thật oan nghiệt, trái ngang, đến nỗi nó làm trái tim của độc giả chết nghẹn. Ôi hãy tưởng tượng? Đấy chẳng phải là tiếng kêu mới đứt ruột của Tố Như đó sao?
     
  5. Phong

    Phong Thành viên kích hoạt

    Được thích:
    2,185
    Kỹ thuật viết cốt truyện, tình tiết tiểu thuyết

    Tác giả: (do sưu tầm nên không nhớ)

    Chương 4


    Nguồn: tangthuvien,sưu tầm​








    (Kỹ thuật cá nhân, có thể không phù hợp với các tác giả khác)






    1. Kể và tả : Phân phối giữa hình thức kể và tả với một tỷ lệ thích hợp với nội dung cốt truyện và thể loại truyện. Kể quá nhiều sẽ khiến truyện trở nên sơ sài như một bản tóm tắt nội dung. Tả nhiều quá lại khiến truyện lan man, nhàm chán.

    2. Cắt bỏ những tình tiết không cần thiết : những tình tiết mà độc giả dễ dàng đoán ra thì không cần trình bày kỹ, thậm chí trong những truyện diễn biến nhanh có thể cắt bỏ luôn những tình tiết thừa để tăng nhịp điệu cho câu truyện.

    3. Chuyển cảnh ngay tại thời điểm gay cấn nhất : Khi một tình tiết được đẩy lên đến cao trào, độc giả đang mong chờ tình tiết được giải quyết thì tác giả đột ngột chuyển cảnh khiến độc giả mang tâm lý thấp thỏm lo lắng hoặc tò mò không biết tình huống đó sẽ xảy ra theo hướng nào. Sau khi chuyển cảnh một lúc, tác giả sẽ quay lại với tình tiết đang dang dở đó và cho độc giả một kết cục bất ngờ.

    4. Hiển nhiên nhưng không phải vậy : Tạo ra những tình tiết hiển nhiên khiến độc giả phải suy nghĩ theo một hướng nào đó, nhưng sự thực thì câu chuyện lại đi theo một hướng khác hoàn toàn, đến lúc mở thắt nút sẽ khiến độc giả bất ngờ. Sự thực ngược lại hoàn toàn với những gì độc giả tin tưởng.

    5. Độc giả biết nhiều thông tin hơn nhân vật : Cho độc giả biết nhiều hơn nhân vật nhằm cố ý cho độc giả lợi thế về thông tin khiến độc giả lo lắng(hoặc thích thú) về những nguy hiểm mà nhân vật không biết, sau đó nhân vật mặc dù thiếu thông tin cần thiết nhưng vẫn tìm ra cách giải quyết tốt vấn đề làm cho độc giả khâm phục.

    6. Độc giả biết ít thông tin hơn nhân vật : Khiến cho độc giả cảm thấy thắc mắc về những hành động kỳ quặc của nhân vật, đến lúc biết đầy đủ thông tin và phát hiện ra nguyên nhân dẫn tới những hành động đó của nhân vật thì độc giả mới gật gù trầm trồ. Không nên lạm dụng kỹ thuật này vì có thể sẽ khiến độc giả bực mình.

    7. Tạo những gợi ý lờ mờ : nhắm khiến độc giả phải suy đoán, nhưng những gợi ý đừng bao giờ quá rõ ràng khiến độc giả đoán ra quá sớm.

    8. Bí ẩn : tạo ra những bí ẩn xuyên suốt câu truyện, có thể một lúc nào đó bí ẩn sẽ được tiết lộ, cũng có thể bí ẩn này dẫn tới hay mở ra một bí ẩn khác lớn hơn.

    9. Tính tự nhiên của nhân vật : muốn nhân vật tự nhiên, không gượng ép thì tác giả đừng bao giờ coi nhân vật như những quân cờ để phục vụ cho cái cốt truyện hoặc tư tưởng của mình.

    10. Luôn tạo công việc cho tất cả các nhân vật, ngay cả đối với những nhân vật ít khi xuất hiện. Nếu một nhân vật không xuất hiện trong phần được miêu tả của câu chuyện thì không có nghĩa anh ta không hành động, những hành động "ẩn" của anh ta sẽ tương tác tới các nhân vật khác hoặc được tóm tắt lại thông qua các lời kể.

    11. Các vấn đề nên đan xen với nhau : không cần chờ cho đến khi vấn đề được giải quyết xong mới nảy sinh vấn đề mới. Vấn đề mới có thể xuất hiện lúc vấn đề cũ sắp kết thúc, đang diễn tiến hoặc thậm chí là đang cao trào.

    12. Sức sống của nhân vật : Một nhân vật có sức sống là một nhân vật luôn thay đổi, không bị giới hạn bởi những mẫu tính cách, không bị đóng chặt vào trong những cái khung chính diện hay phản diện. Tuy nhiên, những sự thay đổi phải diễn ra một cách HỢP LÝ.

    13. Tác giả không bao giờ "đọc" suy nghĩ của nhân vật : Tập trung miêu tả hành động, lời nói, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt... của nhân vật nhưng không bao giờ được miêu tả TRỰC TIẾP những âm mưu, kế hoạch, tính toán, nỗi e ngại, sự vui mừng, lòng căm thù... hay bất cứ thứ gì ẩn sâu bên trong nhân vật; những thứ đó phải được thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ, thái độ của nhân vật và độc giả có thể ĐOÁN chúng.

    14. Muốn đưa triết lý vào tiểu thuyết, ta nên lồng ghép chúng hợp lý vào lời thoại của nhân vật, hay tốt hơn nữa là ẩn dụ chúng một cách khéo léo trong những đoạn tả cảnh, những tình tiết, những hoạt động, những xung đột, những cao trào. Độc giả tìm đến tiểu thuyết để cảm nhận hơi thở của cuộc sống thông qua vẻ đẹp của ngôn từ, chứ không phải để đọc một mớ sáo ngữ của những "triết gia" nửa mùa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/7/14

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)