LS Q.Sự Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến - Chương 50

  1. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 40: Toàn dân chiến
    Lại nói về trận công thủ chiến thành Khúc Dương , lúc này quân Dương Việt dù được đang bị dày da do Lăng Phúc đã biết rõ chiêu này của quân Đại Việt nhưng cuối cùng dày da cũng không chống dược đinh thép khiến cho quân Đông Ngô phải khựng lại luống cuống không thôi. Trong giây phút đó họ lai ăn thêm một chầu đạn đá từ các pháo thủ Catapult, chả cần băn chuẩn lắm chỉ cần biết là bắn khoảng cách 200m là được vì nơi đó nhung nhúc ngừoi đang bị kẹt lại. Lại gần 20 binh sĩ đông Ngô tử thương. Lăng Phúc Hạ lệnh lui quân, vì nếu cứ tiến lên như kiểu này thì bị bào chết trước khi đến được chân thành trì.

    Tên tướng quân này cũng láu cá, hắn tụ binh lại 1100 người mà tấn công một mặt của thành thôi vì thế hắn loại bỏ được một nửa số đinh đã rải ra của quân Đại Việt . Tiếp theo hắn hại lệnh cho quân đôi chặt tre tạo thành một cái xe đơn sơ cao 3m rộng 10m. Nói là x echo oai thực ra là một khối hình hộp chữ nhật cao 3 m , bề ngang 10 m, dọc chỉ 3 m rối đẩy buộc bằng chính dây leo. Phía trước treo đầy khiên để phòng chống đạn đá của Catapult. Chúng được binh lính núp phía sau mà đẩy thẳng về phía thành Khúc Dương.

    Đừng khinh thường loại xe tre đơn xơ này, cấu tạo của tre dằng chặt vơi nhau cực kì bền chắc. căn bản đạn 30kg rất khó phá vỡ, may ra chỉ có những chiếc Trebuchet hay những chiếc Catapult cỡ to bắn đạn 50kg may ra mới có thể phá vỡ sau 1 lượt bắn.

    Chiếc " khiên " khổng lồ được đẩy trượt trên đường đã cày hết đinh thép lê hoặc nén chúng xuống đất, do đó đinh thép không còn tác dụng. Nhưng rất may là chiếc xe này không có bánh vậy tên tốc độ cực chậm, nó lại thành mục tiêu sống cho 8 chiếc Catapult nã đạn ( 4 chiếc bên thành Nam chuyển về thành Tây để bổ xung) . Đạn của họ lần này là đạn bình gốm có chứa dầu, bên ngoài quấn dây tẩm dầu đốt sẵn, khi va chạm thì bình gốm vỡ ra dầu sẽ bốc hỏa mà cháy bừng bừng.

    Tất nhiên mụct tiêu to như chiếc xe tre này thì cũng khó bắn trượt, chỉ có 2 bình gốm không trúng đích mà thôi. Tre là trẻ tươi khó cháy, nếu bắn mũi tên lửa thì không tác dụng. Nhưng bình gốm chứa dầu thì khác, chúng cháy là do dầu chứ không lien quan đến vật kiệu chúng đốt. Ngay cả sắt thép thì các binh gốm này cũng gây cháy bề mặt đến khi vết dầu cháy hết thì thôi. Xe tre bốc cháy bùng bùng, từng vệt dầu bắt lửa bay tứ tán làm cho rất nhiều binh sĩ Dương việt bị dính bỏng mà kêu la vang trời. Xong lũ này vẫn rất ngoan cường mà tiến lên. Bình dầu vẫn cứ bay và bốc cháy hừng hực, nhìn cái xe tre như một ngọn đuốc khổng lồ rồi. Tiến được thêm 30m tức là cách Khúc Dương thành 170m thì xe tre giải thể lý do là các sợi buộc bị cháy đứt rồi. Quân Dương Việt tại bỏ chạy tứ tán về phía sau. Lần này tấn công họ không có người tử thương nhưng bị bỏng cháy gây nên mất sức chiến đấu tầm 40 người.

    Nhưng phương pháp xe tre có hiệu quả, mà Tre thì có đầy khắp nơi xung quanh vậy nên Dương việt lại làm xe mà nhích dần lên, xe bị bắn cháy họ lại chạy đi làm xe mới. Trận chiến biến tướn thành “cù nhây chiến” hai bên dành nhau từng mét trên chiến trường. Một phe thì cố sống cố chết tiến lên một phe thì liều mạng đẩy đối thủ lui lại. Nhưng với sự bền bỉ liều lĩnh không sợ chết thì cuối cùng quân Dương Việt cũng tiến vào khu vực 100m. Ở vị trí này máy bắn đá Catapult không thể tiến hành bắn vượt tường để tấn công nữa rồi. Sau khi chịu tổn thất 300 binh sĩ loại khỏi vòng chiến đấu thì quân Dương Việt cũng tiến vào phạm vi an toàn hơn.
    Nói là an toàn hơn vì họ giờ đây thuộc phạm vi tấn công của cung thủ Đại Việt. Thật ra lực lượng thủ thành chỉ có 300 binh sĩ chuyên nghiệp mà thôi. Trong đó bao gồm100 đao thủ binh, 100 trường thương binh và 100 cung thủ. Nếu chỉ có 100 cung thủ thì lực uy hiếp dành cho gần ngàn quân Đông Ngô dường như không quá lớn, nhưng thực thế số cung thủ của người Đại Việt là không có hạn chế. Hầu như mọi người Việt cổ đều biết bắn cung, dù ít dù nhiều. Vì kể cả những người đã định cư bên cạnh các dòng sông để trồng lúa nước vẫn phải đối mặt với những nguy hiểm đến từ rừng rậm. Bởi tuy nói là đồng bằng nhưng lúc này đây 90% diện tích Giao Châu vẫn là rừng, nói một cách công bằng thì mặc dù nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ nhưng họ quả thật số lượng dân còn quá ít để khai thác đủ diện tích. Những bãi bồi xung quanh các lưu vực sông đã đủ phục vụ cho phần lớn nhu cầu lương thực, vậy nên khai hoang với quy mô lớn hoàn toàn không thiết thực. Vì sống cạnh rừng nên không ai là không biết săn bắn, chỉ là đồng bào miền núi thì tốt hơn đôi chút so sánh với người dân định cư đồng bằng mà thôi.
    Chính vì vậy giờ đây 100% số người trên tường thành đều cầm cung tên chuẩn bị chiến đấu. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, Đông Ngô quân và Dương Việt quân cũng là 100% biết bắn tên. Đơn giản Đông Ngô tác chiến trên thuyền là chủ yếu , mà chiến đấu trên thuyền thời điểm này chính xác là bắn nhau bằng cung tên. Vậy ra thủy quân Đông Ngô là lực lượng cung tiễn thủ cực mạnh. Còn về Dương Việt thì thuần là dân miền sơn cước nên bắn tên không phải là gì xa lại với họ. Nhưng cuộc đọ sức cung tên này quân Đông Ngô lép vế hoàn toàn. Đơn giản số lượng cung thủ của Đại Việt là trên 1300 người, trong khi đó cung thủ của Đông ngô chỉ là 300 người mà thôi.
    Tại sao lại có sự chênh lệch đáng kinh ngạc như vậy. Đơn giản vì cung phức hợp được làm bởi sừng, gỗ keo và da thú của Đông Ngô không hề dễ chế tạo. Họ là phe mạnh nhất trong Tam quốc về số lượng cung thủ, nhưng dù vậy chỉ có 1/3 số quân được trang bị cung mà thôi.
    Còn về Đại Việt sau quá nhiều trận chiến tiêu diệt quân Đông Ngô trong những tháng ngày qua cùng với việc thu được kho chiến lược tại Khúc dương thì số cung họ thu được lên đến gần ngàn thanh. Số mũi tên cả trên chiến trường lẫn trong kho Khúc Dương là gần 2 vạn mũi tên, cộng thêm mũi tên tre đầu đồng mà Đại việt sản xuất liên tục thì quá nhiều. Ví như mũi tên che chẳn hạn, nếu trước kia là cong lưng ngồi vót mũi tên thì gờ đây là chẻ che thành các thanh nhỏ sau đó đưa qua máy vót quay tay một lát là có được mũi tên to nhỏ đều tăm tắp. Có dụng cụ sắt, lại thêm khối óc của tên thợ rèn làng Đa Sĩ thì mọi chuyện đều có thể sảy ra. Mà ngay trong lúc trên thành đang chiến đấu thì phụ nữ và trẻ em vẫn đang ngồi trong những căn nhà vách đất an toàn mà quay tay làm tên. Lò rèn vẫn sáng rực với
    những thỏi đồng làm mũi tên được đúc liên tục. Nói chung là họ có đủ mũi tên để cho 1300 người bắn đến nhuyễn tay. Mà tại sao lại 1300 người bởi vì mấy tên thiếu niên hơi lớn và mấy phụ nữ khá khỏe mạnh cũng mặc áo giáp mây phòng hộ mà lao lên đầu thành bắn tên rồi. Đây đúng là toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến của tộc ta. Tinh thần này bắt nguồn từ rất xa xưa như vậy đấy.
     
  2. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 41: Trang bị toàn dân
    Màn đọ tên rất kịch liệt vì cả cung tên phức hợp của Đông Ngô cũng như cung tên Tre phức hợp có dòng dọc trợ lực của Đại Việt đều có lực bắn khá tương đồng. Trên tường thành có 400 cây cung Tre trợ lực Đại Việt và 900 cây lấy được của quân Đông Ngô. Sức tấn công từ trên thành là khá mạnh mẽ và có hiệu quả do họ có lợi thế từ trên cao. Ngoài ra sức phòng thủ của quân chính quy cũng như Dân Quân Đại Việt tốt hơn nhiều so với đối phương.
    Giáp mây của quân Đại Việt là có rất nhiều bởi vì từ khi cá lò sấy ra đời thì người Đại Việt chỉ cần vào rừng chặt mây một buổi thì sang hôm sau họ tự đan cho mình được một bộ giáp mây rồi. Không những thế những bộ giáp mây mà họ tự trang bị cho bản thân giờ đây còn được gắp thêm hộ tâm kính bằng đồng ở ngực. Cũng không hiểu ai đẻ ra cái kiểu phong trài này nhưng đây là yêu cầu của Nguyên Quốc trang bị hộ tâm kính thép treo trước ngực cho binh sĩ chuyên nghiệp. Ròi từ đó những bộ giáp tự chế của người dân cũng hùa theo mà lấy một miếng đồng để làm hộ Tâm kính. Nên nhớ quặng đồng giờ đây tại Khúc Dương rất nhiều, có 3 mỏ nhỏ cung cấp tiên tục. Những thằng bé con làm việc phụ giúp trong công xưởng chế tạo vũ khí của Quân Hậu cần tự học được những kĩ thuật đúc đấy. Than sẵn, quặng sẵng, dụng cụ sẵn thế là chúng tự tạo lò bằng đất sét và trấu mà đúc chơi. mà quả thật chúng đục được chứ không phải đùa.
    Tất nhiên việc này bị phát hiện và nghiêm cấm. Do đồng ,sắt ,than là các tài nguyên chiến lược của Đại Việt bo lạc. Thế nhưng Nguyên Quốc có một dự định đó là xây dựng toàn dân là chiến sĩ, vì tộc việt bây giờ cộng cả lại từ trẻ sơ sanh đến cụ già được 400 ngàn người là cùng. Mà lại còn rải rác khắp nơi, và lần này cồn bị Đông Ngô tàn sát nhất là số binh lính bị đánh ép vào Cửu chân. Trong lịch sử thì tại Cửu Chân Đông Ngô binh tàn sát 4 vạn người Việt tộc, tức là chiếm 1/10 dân số Giao Châu lúc này rồi. Và tệ Hại hơn nữa đó lại là 4 vạn người đó lại đa phần là chiến binh của Việt Tộc. Vậy ra giờ đây bất kì một thành viên nào của Đại Việt Bộ lạc cũng đều cần vũ trang thì mới tạo thành sức mạnh thực sự được. Nhưng không thể tự do mà lấy đi đồng , sắt một cách vô tổ chức như vậy. Do đó chính sách lao động đổi lấy Đồng quặng cũng được đưa ra, ngoài ra lương thực phân phát cũng lien qun đến lao động. Có những người lao động nhiều còn dư ra tích lũy lương thực và quặng đồng, dùng nó để trao đổi những vật dụng cần thiết.
    Chỉ trong vài ngày khi sắc lệnh này được ban ra thì các lò rèn tư nhân mở ra khắp nơi. Mà các thợ rèn đúc đồng lại là các thiếu niên đang phục vụ kiểu chân chạy trong quân hậu cần khu. Ngoài giờ làm việc ở khu quân doanh thì bon này trở về nhà với lò rèn tư nhân của mình. Cứ tầm 10 đứa trẻ ranh tự mở lò rèn đúc đồng. Sản phẩn của chúng thì khá là tệ, nhưng cũng có hình có dáng. Ban đầu bọn này chỉ lấy tiền công lao động hằng ngày của mình quy đổi thành than đồng sau đó tự đúc dao kiếm cho bản thân kiểu chơi bời nghịch ngợm. Nhưng sau đó chúng nhận được đơn đặt hàng rất nhiều từ bà con lối xóm, do quân doanh bận chế tạo cho quân đội, và những vật dụng thép mang tính thiết yếu cho sản xuất vậy nên những mặt hàng gia dụng và trạng bị vũ trang đồng cho toàn dân họ lo không được.
    Tất nhiên nhận đơn dặt hàng phải có tiền công. Đôi khi là lương thực, đôi khi là quặng đồng, đôi khi lại cả tha đá nữa. Vì đây là "lương" mà nhân dân nhận được. Nguyên Quốc nghĩ đến việc đúc tiền nhưng việc chiến sự quá lu bù nên hắn chưa làm nổi. Nhưng hình thức trao đổi… T…. ( tự hiểu) đã manh nha rồi. Chính điều này sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ví tụ như thế này: Ônng biết không lò rèn thằng cu Lê Búa thành Đông rèn cái bát tốt hơn nhiều thằng cu Nguyễn Rìu này…. Bà không biết chứ thằng Rùi rèn Kiếm tốt hơn thàng Búa. Cứ như vậy sẽ có cạnh tranh, rồi tên nào ít khách sẽ phải đi học hỏi nhiều hơn, gây nen sự tiến bộ lớn trong việc chế tác. Ngoài ra giáp mây cũng là một Mặt hàng rất được ưa chuộng trong buôn bán. Nhất là loại 2 lớp mây một lớp da thú bên trong thêm một cái hộ tâm kính đồng giá đắt vô cùng. Không thấy lão Thỏ cuối thành Tây cùng đội đi săn vào rừng bị báo vồ sao. Nếu không có tấm giáp, và thanh kiếm hai lưỡi bằng đồng thì chết lâu rồi, mà còn nhiều điển hình khác khiến cho áo giáp rất được giá. Giờ gặp nhau chào hỏi là phải khoe nhà tao cáo bao nhiêu cái áo giáp, bao thanh kiếm, bao cái cung và có bao nhiêu ruộng đang trồng khoai.
    Nói đi nói lại cuối cùng để biện hộ cho cái đạo dân quân level thấp nhao nhao ở hai bên cánh quân chủ lực và dân quân cấp cao. Bởi họ thực sự chỉ là phụ nữ, người già và thiếu niên mặc giáp mà thôi. Song sức đe dọa của họ hông hề thấp vói những nũi tên bắn từ hai mé tường thành xuống.
    Quân Đông Ngô bắn trả quyết liệt, cung thủ của họ nấp sau "xe tre" mà bắn, quân đao thủ thuẫn lại nấp sau cung thủ mà giơ thuẫn lên chống tên, trường mâu binh mới là đối tượng bị đả kích nhiều nhất vì sức phùng thủ của họ rất yếu trước cung tên, giáp da có lẽ có tác dụng với cung tre yếu của Việt tộc nhưng hông có mấy tác dụng với cung Đông Ngô và cung trợ lực đang bắn từ trên đầu thành xuống.
    Nhưng sức người có hạn cung thủ hai bên cũng chỉ giao phong được hơn 20 lần là gião tay cung mà thôi, càn phải nghỉ mệt mới có thể tiếp tục bắn. Bên Đông Ngô trả giá bằn gần 200 mạng để tiếp cận được chân thành trì. Đại Việt cũng có hơn 50 người bị thương mà phải lui xuống tiến hành cầm máu cấp cứu.
    Từ sau bức tường tre thì quân Dương Việt túa ra mà vác thang bắc lên tường thành Khúc Dương, cung thủ của họ vẫn cố bắn những lượt tên cuối để yểm hộ cho bộ binh mặc dù đã rã rời chân tay rồi. Quân chính quy và dân quân cấp độ A của Đại Việt đã dừng bắn mà cầm lên vũ khí chuẩn bị cận thân chiến đấu trên tường thành. Nhưng dân quân lôm nhôm thì vẫn lấp ló ở hai bên cánh ngoài cùng àm bắn tên. Họ ỷ vào giáp gày mà không sợ cung tên, cùng lắm trúng thương chảy máu thì đi xuống cầm máu mà thôi. Chỉ có chiến đấu cận chiến thì quân Đại Việt mới dễ tử vong.
    500 dân quân cấp cao phân ra một nửa là thuẫn binh kiếm hai lưỡi thép và một nửa là trường thương binh mũi đồng. Hàng cầm thuẫn sẽ đứng phía trước tiến hành va chạm với kẻ địch leo lên. Còn hàng phía sau thì tiến hành dùng thương mà đâm. Nhưng thương của những binh lính thủ thành đã bị chặ cán cho ngắn bớp chỉ còn 2,5 m để tiện thủ thành.
     
  3. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 42: Bờ Đông sông Lục Hải
    Khoan hãy nói về màn huyết chiến sắp diễn ra trên đầu thành Khúc Dương, giờ đây một cuộc chiến khác sẽ nổ ra bất khì lúc nào.
    Đoàn chiến hạm thủy quân Đông Ngô Lửng lơ đi vào con sông sẽ dẫn đến phía đông của Thành Khúc Dương. Lúc này đây Thủy Quân Đông Ngô Vượt trội mọi thế lực khác về mặt hải chiến. Họ chính là bá chủ trên sông nước. Ngay cả Ngụy Thục cũng khó mà tranh bá cùng họ về mặt Thủy Chiến. Trên thực tế tiến nhập Giao Châu thì thủy quân Đông Ngô chưa từng gặp bất kì một phản kháng hay trở lực nào trên đường thủy. Bởi căn bản là văn hóa Đông Sơn bắt nguồn từ Nương rãy trên núi sau đó mới di cư xuống miền Đồng Bằng Ven sông. Trong nền văn hóa này kéo dài từ Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang cho đến Thục Phán An Dương Vương hình thành nước Âu Lạc thì người dân Việt Tộc chưa từng thực hiện một chuyến đi biển xa nào. Thuyền của họ đa phần là thuyền ván gép mái chèo, có khi là thuyền độc mộc lớn nhất cũng không dài đến 10m. Mà thong dụng và hay dùng nhất của họ là bè tre với những cây tre luồng, nứa bó buộc vào với nhau. Sức nổi rất tốt, và cũng dễ chế tác để đi trên sông nước. Không phải Văn Hóa Đông Sơn kém phát triển hơn văn Hóa Lưỡng Hà của Hán tộc mà do họ không trú trọng về mặt hàng hải thôi.
    Còn nói về văn hóa Đông Sơn thì có nhiều mặt còn vượt trội so với Hán tộc. Để minh chứng cho điều này thì có một ví dụ quá đơn giản. Đó là người Đại Việt không bị Hán hóa thành người hán mà chỉ du nhập văn hóa Hán vào cho mình mà thôi. Ngược lại người Hán trên đất Việt lại bị Việt hóa hoàn toàn. Điều này có thể nói lên điều gì? Nó nói lên rằng nếu một dân tộc có sức sống sinh học và xã hội mãnh liệt thì sự đồng hóa chủng tộc khó thành công. Kế đến khi một cộng đồng dân tộc có tổ chức tốt, cố kết các thành viên bền chặt, thì dân tộc đó rất khó bị đồng hóa. Và cuối cùng là đồng hóa về văn hóa, tín ngưỡng phụ thuộc vào trình độ văn minh của dân tộc. Một dân tộc mạnh về chinh chiến, có thể chiến thắng trong cuộc chinh phục, nhưng nếu trình độ văn minh thấp hơn thì sẽ bị kẻ bại trận đồng hóa, điển hình như tộc Hung Nô, Nữ Chân, Mãn Châu… đều chiến thắng người Hán nhưng lại bị Hán hóa. Trong trường hợp này thì ngược lại người Hán chiếm cứ đất Đại Việt cả ngàn năm nhưng chẳng những họ không thể đồng hóa được Người Việt mà lại bị Việt Hóa ngược lại .Triệu Đà lập nước Nam Việt năm 203 TCN, giữ độc lập với nhà Hán được 92 năm, truyền 5 đời vua, đến đời Triệu Kiến Đức và thừa tướng Lữ Gia26 thì mất nước vào tay Hán Vũ Đế năm 111 TCN. Một dải Lĩnh Nam và Đông Hải bị Hán chiếm và Hán hóa kéo dài hơn ngàn năm, ngoại trừ Lạc Việt, còn lại hoàn toàn trở thành Hán. Lạc Việt, sau hơn 1000 năm nô lệ và Hán hóa, vẫn giữ được bản sắc và nền văn minh Việt, cuối cùng thì giành được độc lập và trở thành Đại Cồ Việt, Đại Việt.
    Điều này nói lên Giao Chỉ lúc này tuy số dân thưa thớt nhưng trình độ Văn Minh cực cao không hề thua kém người Hán. Nhưng chỉ vì họ chậm tiếp cận với đồ sắt nên bị thua thiệt trong cuộc chạy đua về quân sự. Thực sự nếu để dùng đồ đồng chế tác các chiến thuyền dài đến 50m thì công việc ấy không mang tính khả thi chút nào. Mới cả người Việt cổ lúc này không có nhu cầu về hàng hải. Chi khi nào con người có nhu cầu mãnh liệt về một vấn đề nào đó thì họ mới trú tâm vào phát triển mà thôi.
    Như lúc này đây nếu xét riêng về mặt hàng hải thì Văn Hóa Đông Sơn của Người Việt lại chịu thua thiệt cực lớn. Chỉ thấy những chiếc thuyền quái dị ( đấy là theo cách nhìn của người hiện đại) hình chữ nhật đang lững lờ trôi trên sông. Quân Đông Ngô không hề có một chút đề phòng nào vì họ tin tưởng tại vùng Giao Chỉ "Man hoang" này sẽ không có lực lượng nào có thể Uy hiếp đến thủy quân của họ. Nhưng nhày hôm nay mọi chuyện đã thành dĩ vãng. Con sông chảy qua phía Đông thành Khúc Dương này Nguyên Quốc tạm đặt tên là sông Lục Hải vì nơi này là nơi định cư của Lục Hải Bộ. Sông Lục Hải trung bình rộng đến 200m chỗ co hẹp chỉ có 100m thôi. Lúc này đây tại một khúc sông khá rộng tầm 100m bên phía bờ Tây của con song khá lầy lội nhưng bên phía bờ Đông lại là một mảng đất cứng rắng với bờ đá lẫn đất cát cao hơn mặt nước tầm 1m khi thủy triều lên cao nhất. Lúc này đây với mực nước của sông thì bờ Đông cao hơn hẳn 2m có dư. Cả hai bên bờ đều dày đặc lau sậy, nhưng cao thâp không đều nhau. Bất quá có một điểm rất mất tự nhiên đó là tại một khúc song dài đến 500m vậy mà lau sậy cao đến bất bình thường… nếu người nào đó chịu khó quan sát hoặc đến tận nơi để nhìn thì sẽ thấy được rõ ràng đây là lau sậy cũng cây bụi được mang từ nơi khác tập trung nơi đây. Nhưng ai rỗi hơi mà chơi trò trồng lau sậy bên bờ sông?
    Bỗng nhiên trong bụi lau sậy vang lên tiếng hét vang " Bắn" . Một loạt 8 mũi tên sắt thô to như thanh trường thương được phóng ra. Tiếng cánh nỏ Ballista bằng thép rung động kêu những tiếng tưng tưng trong không khí. Tiến mũi tên bằng thép xé gió mà bay đi, chúng hướng thẳng tới 4 chiếc thuyền chiến đi đầu trong hạm đội 15 chiếc chiến thuyền này. Nói thật thì nhìn 8 mũi tên thép có vẻ bá đạo, nhưng để đem đi tấn công 4 con thuyền dài 20m thì như muối bỏ bể thôi. Bởi vì nếu phân ra thì mỗi thuyền chỉ chịu 2 mũi tên đả kích mà thôi. mà hai mũi tên thì không thể đánh đắm được thuyền. Nhưng sự việc đơn giản chỉ vậy thôi sao?
    Với khoảng cách 50m để bắn trúng mạn thuyền dài 20m thì không khó đối với Ballista. Độ chuẩn xác của loại nỏ này cao hơn máy bắn đá Catapult quá nhiều lần. Binh lính trên thuyền chỉ thấy chiến thuyền của mình rung lên bần bật. Cảm giác như thuyền bị đẩy qua bên trái mộ chút, tiếng va chạm ở mạng thuyền phải là dõ rang họ nghe rõ tiếng âm thanh gỗ nứt vỡ truyền vào tai. Những binh sĩ này không thể hiểu nổi thân tàu làm bằng gỗ Tùng Sam dày đến 15cm thì thứ gì có thể làm vỡ nổi chúng. Trừ khi là có thuyền khác đâm ngang vào. Thế nhưng xung quanh đây làm gì có thuyền a.
    Chúng binh sĩ vội vàng lao qua bên mạn phải của thuyền để kiểm tra, và đập vào mắt họ là mọt cảnh tượng không thể tin nổi. Điều này khiến họ phải ám ảnh cả đời, tất nhiên với điều kiện họ có thể sống qua ngày hôm nay đã.
     
  4. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 43: Trí kế
    Nhưng thôi hã khoan nói về những mũi tên và tại sao lính Đông Ngô lại trở nên bấn loạn như vậy. Chúng ta quay trở lại hai tuần trước khi mà khu mỏ muối bị tấn công. Đám lính "Dương Viêt" sau khi chém nhau tơi bời cùng lính Đại Việt thì cả hai phe lùa nhau vào rừng chém tiếp rất hăng say. Chém nhau phải chừng 30 phút và đi cách doanh trại cảu mỏ muối 2km trong rừng thì một tên "Dương Việt" lính la toáng lên.
    - Bố thàng khốn nạn kia dừng… may đánh thật hay đùa thế… chảy máu đầu rồi…
    Tên Lính Đại Việt vò đầu gãi tai.
    -Tau đập lệch ra rồi… tại mi đưa đầu vô làm chi?
    Thì ra lính Dương Việt trong đêm tất công khu mỏ trại là người Lạc Việt đóng giả mà thành. Hai bên chém nhau inh ỏi, la hét um tỏi rồi lùa nhau vào rừng chẳng qua là kế sách của Nguyên Quốc mà thôi. Thật ra mối đe dọa với Khúc Dương Thành rất lớn đến từa tứ phía. Phía bắc xa xa là thành ấp Ninh Hải tuy nhỏ nhưng cũng có vaid trăm quân. Xa hơn nữa về phía Bắc là Thành Hợp Phố với quy mô phải Ngang bằng với Cổ Loa thành. Phía đông bờ biển thì có thủy quân Đông Ngô bất kì lúc nào cũng có thể ập đến. Phía Nam thì mối uy hiếp cực kì lớn với Kê Từ, Bắc Đài, Liên Lâu, Cổ Loa. Phía Tây có lẽ dễ thở nhất Vì khu Thành gỗ Long Tuyên ( tiếp giáp giữ Thái Nguyên và Hà Giang ngày này) vẫn thuộc quyền kiểm xoát của người Việt Cổ. Thật ra tại Long Tuyên quân của Đông Ngô không thể tấn công nổi, vì nơi đây thuộc bộ Tộc Vũ Định từ thời Văn Lang. Các bộ lạc nơi đây sống cuộc sống du canh du cư, chỉ có một khu thung lũng được xây dựng trại gỗ cao ngất.. Đường đi đến nơi này cực bất tiện và quan trọng là bộ lạc ở đây cực giỏi chiến đấu trong rừng và thuần hóa voi. Nhưng họ gần như tách biệt với đồng bằng ngoại trừ việc trao đổi đồ lâm sản lấy muối mà thôi.
    Nói qua như vậy để thấy rang tình thế tại Khúc Dương rất bấp bênh bất ổn, bất cứ lúc nào họ cũng có thể bị âm thầm phát hiện sau đó sẽ hứng chịu một cuộc bao vây bất ngờ mà diệt vong. Chính vì vậy Nguyên Quốc họp chúng sĩ quân lại và phân tích tình hình cho bọn họ nghe và hỏi ý kiến từng người. Thật ra Nguyên Quốc đã nghĩ ra phương án sách lược từ lâu. Nhưng hắn đang xây dựng thói quen tư duy chiến thuật và cách bàn bạc xây dựng ý kiến bổ cứu lẫn nhau cho quân đội. Do vậy những cuộc họp như thế này rất thường xuyên, ai cũng phải nói ra ý kiến của mình. Có ý kiến hay, có ý kiến dở nhưng đều được Nguyên Quốc lôi ra phân tính rõ cho mọi người hiểu. Tuy mất thời gian nhưng tư duy chiến thuật của các sĩ quan là tăng tiến từng ngày. Điều này lộ ra rõ khi kế hoạch " dẫn xà xuất động" và " Dụ địch nhập bẫy" đều là các chúng sĩ quan từ từ xây dựng với sự định hướng như có như không của Nguyên Quốc . Đây là một cách là quá thông minh, vì sau này những sĩ quan ngồi đây sẽ cực kì chủ động trong suy nghĩ. Và nếu cứ phát triển như vậy họ sẽ có thể độc lập tự chiến một phương. Nếu như ngươi cứ huỵch toẹt mà nói ra kế sách từ A-Z thì đảm bảo chỉ đào tạo ra một đám quân nhân ngu ngốc chỉ biết nghe lệnh mà không thể ứng biến tình thế thiên biến vạn hóa của thực tế chiến trường.
    Thay vì chờ đợi việc bị phát hiên, và bị động phòng ngự một cuộc tấn công bất ngờ thì Đại Việt lại chọn cách thong báo cho địch nhân rồi bố trí trước mặt trận chiến đấu. Do vậy quyền chủ động sẽ nằm trong tay Đại Việt quân. Nhưng tại sao có thể đoán được hướng đi cũng như bố trí của địch nhân trong thời đại không có vệ tinh định vị này thì tất cả đều dựa vào sự tính toán không bỏ sót của hệ thống quân lãnh đạo ba quân. Ngay từ khi chiếm được Khúc Dương thì Nguyên Quốc đã tung ra một lượng thám báo cực lớn để mô tả lại địa hình xung quanh Khúc Dương một cách chi tiết. Từ điều này hắn có thể như thấy được trước tương lai địch nhân sẽ phải từ đâu mới có thể tấn công được Khúc Dương.
    Về đường Bộ thì Để đến được Khúc Dương phải bắt buộc vòng qua khu Quặn mỏ đồng sau đó tiền vào phía Tây hoặc Nam Thành Khúc Dương. Những cung đường còn lại toàn là đồi núi rừng rậm rất khó hành quân nếu người không phải người bản địa. Về thủy lội thì có hai con đường. Một đó là đổ bộ vào Mỏ muối theo con đường từ mỏ muối di tới Mỏ Đồng, hội quân cùng bộ binh tiến đánh 2 mặt tây và Nam Khúc Dương. Nguyên Quốc bác bỏ phương án này của địch nhân vì nó không thể tạo thành thế Bao vây. quân Đại Việt hoàn toàn có thể thoát ra từ cửa Bắc và chạy biến vào rừng. Vậy nên Thủy binh Đông Ngô chắc chắn sẽ đi đường biển vào sông Lục Hải tiến hành đánh phía Đông và Bắc thành Khúc Dương, tạo thành một cuộc bao vây không lối thoát cho quân Đại Việt trong thành.
    Sau khi tìm hiểu địa hình thì Nguyên Quốc và chúng sĩ quan quyết định phục kích tại bờ Đông nơi đất ở đây pha lẫn đá rất cứng rắn thuận tiện cho việc voi chiến và lị ngưu tham chiến. Nếu đánh ở Bờ Tây nhiều bãi bùn lầy lội thì Voi rất dễ xa lầy, đấy là tai nạn mang tính diệt vong. Chính vì vậy Nguyên Quốc và quân đoàn Đại Việt phải nhiễu một vòng xa lên thượng du sông Lục Hải tìm nơi Sông hẹp với bãi bồi hai bên cứng rắng sau đó chặt tre kết bè khổng lồ đưa voi qua song. Còn trâu thì khỏi chúng bơi nước quá bá đạo. Lần này gần như tất cả 112 con trâu đều tham ra chiến dịch, chỉ có nghé con là để ở lại Khúc Dương mà thôi.
    Quay trở lại với trận chiến bên bờ song Lục Hải, quân lính Đông Ngô đang choáng váng và sợ hãi vì cả 4 chiếc Thuyền đều đang bị kéo vù vù về phía bờ Đông của Sông Lục Hải. Thì ra những mũi tên thép đó đều có gắn với một sợi xích sắt dài chừng 3m tiếp nối xích sắt là những sợi thừng chảo thô to dài trên 120m . Phía Trên bờ là 6 con voi nhỡ cùng cả bày trâu đang ra sức kéo, nói ra ra sức nhưng thực ra là nhẹ tênh mà kéo vì sức của chúng quá lớn. Lúc này mới nhìn kĩ ra trên những tấm giáp mây của lũ voi và trâu gắn đầy cỏ lau ngụy trang. Giờ thì ngụy trang là không cần thiết nên các binh sĩ Đại Việt đang loại bỏ chúng cho hết vướng víu.
    Thuyền trên song không có điểm nương tựa thì làm sao có thể chống lại lực kéo của bày voi và trâu. Cả bốn chiến thuyền trợt như bay vào bờ, rồi bị mắc cạn ở vùng đáy nông của bờ Sông, Không những thế lực kéo kinh dị đến nỗi kéo được cả những chiến thuyeenf này trượt trên đáy nông mà ép vào gần bờ hơn.
    Không phải quân Đông Ngô không tìm cách chặt mũi tên, nhưng họ không làm được. Vì dây chảo thì quá xa, đoạn mà họ có thể với tới lại là xích sắt. Mũi tên được cấu tạo theo kiểu mũi tên săn cá https://www.facebook.com/photo.php?...400.1073741827.100024025355502&type=3&theater) nên việc tách mũi tên khỏi thân chiến thuyền trong thời gian ngắn là không thể.
     
  5. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 44: Tường Tre
    Khéo được chiến thuyền đối phương là một chuyện, nhưng làm gì tiếp theo lại là một chuyện khác. Nên nhớ tổng số quân của Đông Ngô là 1000 người, tranh bị đầy đủ, huất luyện nghiêm ngặt. Cộng thêm họ là thủy binh nên ai ai cũng dùng cung tên được và cũng được trang bị cung tên. 1000 thanh cung không phải chuyện vừa đâu. Ngoài ra trên thuyền của Đông Ngô còn trang bị đại nỏ kiểu Ballista tất nhiên không thể mạnh như Ballista cánh thép dây đà thép của Nguyên Quốc. Nhưng những chiếc Ballista cảu Đông Ngô cũng có thể bắn ra những mũi lao đầu bọc thép với sức sát thương khá mạnh cho bộ binh.
    Nếu giờ đây quân Đại Việt bắc thang lao lên chiên thuyền cao 3m này thì lại trở thành một cuộc công thành Chiến, lúc đó người bất lợi lại là Đại Việt quân. Cách nhanh nhất là bắn dầu đốt cháy thuyền. nhưng nếu làm như vậy thì còn đâu ra thuyền để mà Nguyên Quốc cướp. Vậy nên lại một lần nữa sự tính toán không bỏ sót của Nguyên Quốc và các sĩ quan lại được hiện thực hóa.
    Chỉ thấy từ xa cách 100m thì cây cối, lau sậy như biết di chuyển. Và từ từ tiến về phía bờ sông , trên đường đi thì lau sậy được loại bỏ hoàn toàn lộ ra cấu trúc Tháp công thành bằng Tre. Không chỉ mình Lăng Phúc bên Đông Ngô biết lợi dụng tre làm xe công thành, Nguyên Quốc cũng biết vậy. Mà hắn có thời gian nên làm còn triệ để hơn nhiều. Vì xe công thành của Nguyên Quốc được làm cao 4m có hai tầng và thang di chuyển phía sau. Tần trên dành cho nỏ binh, tần dưới à trường thương binh, đi phía sau là thuẫn binh, giờ đây họ đang ra sức mà đẩy xe công thành tiến lên.
    Nhưng có một việc cực kì quái là mà các binh sĩ Đông Ngô nhìn thấy chính là toàn bộ các bãi lau sậy khô héo bên bờ bỗng nhiên di chuyển mà thụt lui lại phía sau. Thì ra toàn bộ lau sậy tại ven bờ này đều là nhân tạo bó thành từng bó mà thôi, chỉ có lớp mỏng ngoài sát song là tự nhiên. Các búi lau này được buộc túm với nhau và có các sợi dây buộc, lúc này đây 70 con trâu đang ra sức kéo lau lùi lại. Nói đùa a Nguyên Quốc không dám dùng hỏa công để đốt thuyền vì hắn cần đánh cướp họ. Nhưng có ai cấm quân Đông Ngô dùng hỏa công đâu. CHúng àm bắn tên có lửa vào các bụi lâu thì quân Đại Việt thành viẹt nướng hết. Vì có thời gian chuẩn bị kĩ càng nên cả dọc 500m bờ song này Nguyên Quốc cho 800 lính cắt bằng sạch Lau mà bó lại chỉ để lại một lớp mỏng phía ngoài thôi. Giờ đây từng búi lau bị léo đi tạo thành một khu trống trải không hề sợ hỏa công.
    Xe công thành đã áp sát 4 chiến thuyền, hai bên chỉ cách nhau tầm 20m mà thôi, trong lúc đó thì 8 chiếc Ballista cánh thép lại cần mẫn thực hiện nhiệm vụ của mình. Bốn chiếc chiến thuyền lại bị bắn trúng và đang trên đường kéo vào bờ. Quân Đông Ngô hoàn toàn không có cách nào ứng phó với lối chiến thuật này. Bắn trúng kéo vào bờ mắc cạn, xe công thành tiếp cận… chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng hiệu quả thì không thể nào tin nổi. Thuyên chiến Đông Ngô xếp hàng dài trên song không thể nào tránh nổi vì muốn quay đầu một chiến thuyền 20m mà bỏ chạy cong khó hơn lên trời. Ngoài ra các thuyền Đông Ngô đang đi theo đội hình kéo dài nối sát nhau, căn bản là không có không gia để làm bất kì chuyện gì cả. Chỉ có 3 chiến thuyền cuối cùng khịp chuyển hướng quay đầu chạy ra cửa biển Lục Hải mà thôi. Chúng chạy thoát vì chúng di sau cùng, sau lượt bắn thứ ba của mình trong lúc các Ballista cánh thép đang lên đạn thì 3 chiến thuyền kia cũng kịp chạy biến.
    Giờ đây là màn đối kháng giữa 8 chiếc xe công thành làm bởi nhiều lớp tre và 10 chiến thuyền mắc cạn trên bờ sông. Nhưng sự việc kéo thuyền của người Đại Việt rất ảo diệu, họ kéo cho 10 chiếc thuyền này túm tụm mắc kẹt lại một chỗ, từ đó mătf tiếp xúc thực tế mà quân Đông Ngô đạt được chỉ có 6 chiếc chiến thuyền mà thôi. Trong khi đó các xe công thành dàn hàng ngang san sát nhau tạo nên một bức tường thành lien tiếp dài đến hơn 100m ( mỗi chiếc xe công thành tre bề ngang hơn 10m). Sự liên kết này khiến các binh sĩ Đại Việt trong các xe công thành có thể tự do di chuyển qua các xe, do đó có thể tụ tập binh lực ở bất kì đâu họ muốn. Tầng hai của xe công thành cao hơn so với tầng lâu của đối phương 2m nó đưuọc dành cho nỏ thủ chứ không phải cung thủ. Những chiếc nỏ này được chế tạo từ chính các chiếc cung tre phức hợp trợ lực của quân Đại Việt. Vì Nguyên Quốc đoán trước ra sự việc sẽ diễn ra chiến đấu tại cự ly gần như vậy nên hắn đã lệnh cho toàn dân chế thân nỏ, còn công tượng chế lẫy nỏ. chỉ cần lắp cánh cung vào thì thành nỏ, tháo ra thì vẫn là cung bình thường. Tất nhiên loại nỏ không chuyên này không có được sức mạnh thực sự của nỏ nhưng nó có hai ưu điểm. Một đó là có thể nhắm bắn thoải mái qua lỗ châu mai, quân sĩ sẽ được bảo vệ an toàn tuyệt đối. Thứ hai thời gian ngắm bắn cực lâu mà không sợ mỏi tay như giương cung. Vậy nên họ có thể nhởn nhơ mà tác chiến cả ngày không mệt. Với lợi thế cao hơn 2m so với tầng lâu cảu đối phương và cao hơn đến 4m so với sàn thuyền, lại được yểm hộ bởi lớp tường tre phía trước dày đến 4 lớp thì Nỏ thủ Đại Việt không khó khăn gì mà thoải mái hạ thủ các cung thủ đang bại lộ trong tầm ngắm của họ.
    Tầng dưới của Xe công thành cũn là cấu trúc lỗ châu mai dành cho trường thương với các cây thương dài đang tua tủa thành nhiều lớp. Quân đao thẫu thì tự do phòng thủ phía sau tường tre chủ yếu tập trung hai bên cánh để phòng ngừa quân Đông Ngô liều mạng đổ bộ rồi tấn công qua hai cánh tường thành rồi vòng ra phía sau quấy phá. Phía đằng xa là hơn 100 kị trâu và 6 thớt voi đang nghỉ khỏe chờ đợi đả kích và đàn áp nếu bộ binh của quân địch đổ bộ.
    Trận chiến trở nên rất nhàm chán với sự đấu cung tên giữa hai bên. Tốc độ bắn nỏ tất nhiên rất chậm nếu so với cung tên, nhưng trong tình trạng bắn thằng này thì lại quá hiệu quả, phát phát thấy máu. Việc cau họ là nhắm thật kĩ, bắn là phải trúng. Còn bên Đông Ngô thì điên cuồng bắn tên, số lượng cung thủ của họ gấp đôi số nỏ thủ của Đại Việt vì Đại Việt quân còn phải phân ra kị binh tượng binh trường thương và đao thuẫn thủ. Vậy nên mũi tên từ thuyền chiến quân Ngô là Phô thiên cái địa mà…. găm vào tường tre… và chỉ thế mà thôi…. Chỉ có mấy chiếc đại nỏ trên thuyền là có vẻ có uy lực khi bắn thủng đến 2 lớp tre cảu mặt trước trường thành.
    Đấu tên chính thức diễn ra đã 30 phút nhưng chưa có một quân Đại Việt nào "may mắn" bị thương. Chỉ có một tên xui xẻo xách nước lên cầu thang tần hai bị trượt chân mà gã dập mông. Chỉ có vậy mà thôi. Nhưng bên quân Ngô thì ít nhất có trên 150 người vừa chết vừa thương nói chung không thể tham chiến tiếp. Nghe thì nghịch lý nhưng chúng lại hữu lý đến vô cùng. Vì bất kì quân đội nào cũng có điểm yếu của nó và Nguyên Quốc đã tận dụng đủ lợi thế của mình mà đánh vào điểm yếu của đối phương.
     

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)