LS Q.Sự Đại Ngụy Cung Đình - Tiện Tông Thủ Tịch Đệ Tử

  1. Lôi Soái

    Lôi Soái And so the legend begin! Đại Boss

    Tham gia ngày:
    22/8/14
    Bài viết:
    98,235
    Được thích:
    359,693
    Đại Ngụy Cung Đình
    Tác giả: Tiện Tông Thủ Tịch Đệ Tử
    Chương 1: Bài Thơ Làm Náo Động Văn Đức Điện.

    Nhóm dịch: Thanh Vân Các
    Nguồn: iRead

    Giới thiệu:

    Thể loại: Giá Không LS

    Sinh ra là hoàng tử Đại Ngụy,
    Nguyện làm kẻ nhàn rỗi nhất thiên hạ.
    Trêu hoa ghẹo nguyệt nuôi chó cưỡi ngựa,
    An nguy quốc gia bách tính xã tắc vẫn trong lòng.
    Nếu huynh tài đức, nếu đệ thông minh,
    Huynh đệ cứ làm vua, ta đây hưởng lạc.
    Nếu huynh đệ không thể khiến nước mạnh,
    Hãy để ta đăng cơ làm đế vương!

    “Ngươi làm không được hãy để ta” - Hoằng Nhuận

    Tài trí thông minh hơn người, tham vọng cũng rất lớn nhưng trước nay đều bị lu mờ, bị xem là ngang ngược khó dạy bảo. Liệu Bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận mê chơi chán học có thắng được các vị huynh trưởng cũng cơ trí khác để lọt vào mắt xanh của phụ hoàng? Mời các bạn cùng đọc câu chuyện hài hước và đầy kịch tính qua mỗi bước đi của vị tiểu hoàng tử đáng yêu này nhé!






    Đại Ngụy, từ thời Cơ Thị họ Triệu.

    Ngày 19 tháng 2 năm Hồng Đức thứ 16, trong cung Biện Kinh, Đại Lương, hoàng đế Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư sau khi tảo triều về Văn Đức điện nghỉ ngơi.

    Vị hoàng đế Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư này hai mươi sáu tuổi đăng cơ, đến nay đã tại vị mười sáu năm, đối nội khích lệ dân sinh, cắt giảm lao dịch thuế má, đối ngoại phát binh diệt Tống, mở rộng lãnh thổ, cũng có thể xem là một minh quân.

    Triệu Nguyên Tư không phải là một thiên tử tại vị có dã tâm. Ông đã rất hài lòng với cống hiến của mình cho xã tắc tổ tông để lại, không vọng tưởng thôn tính các nước láng giềng xung quanh, thống nhất thiên hạ.

    Hiện tại, ông chỉ muốn bồi dưỡng được một người kế thừa xuất sắc, tiếp tục truyền lại cơ nghiệp của tổ tông.

    Tuy nhiên, làm sao để chọn ra một người nối dõi trong số các vị hoàng nhi lại trở thành nỗi phiền muộn đau đầu nhất lúc này.

    Từ xưa đến nay, các hoàng tử do tranh giành vị trí chi trưởng dẫn đến cốt nhục tương tàn, rối loạn triều cương không phải chuyện hiếm. Mặc dù Triệu Nguyên Tư không hy vọng những người con của mình cũng vì tranh giành hoàng vị mà trở mặt thành thù, huynh đệ tương tàn, nhưng trên thực tế ông cũng hiểu rõ, những chuyện này cho dù ông là thiên tử Đại Ngụy cũng không thể nào tránh khỏi.

    Vốn dĩ ông muốn kéo dài thêm hai năm nữa, nhưng sự nghiệp cần chính hơn mười năm nay đã khiến vị thiên tử Đại Ngụy lao tâm lao lực này dù mới chỉ hơn tứ tuần đã đầu tóc bạc phơ. Tình trạng sức khỏe ngày càng suy yếu cũng không ngừng nhắc nhở ông, nhất thiết phải nhân lúc cơ thể vẫn còn đang tương đối khỏe mạnh này chọn ra một vị hoàng tử kế ngôi vừa lòng ông, cắt đứt ý niệm của những đứa con còn lại, nếu không ngày sau nhất định xảy ra chuyện.

    Nhưng nghĩ đến việc rốt cuộc phải chọn ai, nói thật ngay cả bản thân Triệu Nguyên Tư cũng khó có thể quyết định.

    “Đổng Hiến.” Thiên tử gọi.

    Đổng Hiến là vị thái giám hầu hạ bên cạnh thiên tử Đại Ngụy, khi Triệu Nguyên Tư vẫn còn là thái tử Đông Cung thì Đổng Hiến đã hầu hạ bên cạnh ông, nay Triệu Nguyên Tư trở thành thiên tử Đại Ngụy, địa vị Đổng Hiến cũng lên như diều gặp gió, ngồi vững trên vị trí của một trong hai Nội Thị Giám, có thể nói là một trong hai đại thái giám có chức hàm cao nhất, quyền hành lớn nhất trong cung hiện tại.

    “Có lão nô.” - Đổng Hiến khom khom cái lưng vốn dĩ đã rất còng của mình, thấp giọng trả lời.

    Thiên tử Đại Ngụy trầm ngâm một lúc, hỏi:

    “Ngươi cảm thấy sau này trẫm nên truyền vị cho vị hoàng tử nào thì ổn thỏa?”

    Đổng Hiến nghe xong hai hàng lông mày bạc phơ bất giác run lên, dù hắn là lão bộc hầu hạ bên cạnh Triệu Nguyên Tư mấy chục năm nay, hơn nữa Triệu Nguyên Tư cũng rất tin tưởng hắn, nhưng liên quan đến vấn đề hoàng trữ (1), cho dù là Đổng Hiến thì cũng không dám nói bừa.

    Hắn nhăn khuôn mặt vốn dĩ đã đầy nếp nhăn lại, khó xử nói:

    “Bệ hạ, chuyện hoàng trữ là chuyện lớn, bệ hạ có thể bàn với hoàng hậu, cũng có thể bàn với triều thần... lão nô chỉ là một kẻ khiếm khuyết, nào dám phát biểu bừa bãi chuyện thiên gia?”

    Triệu Nguyên Tư nghe xong liền nhíu mày, liếc nhìn Đổng Hiến rồi bực bội nói:

    “Trẫm bảo ngươi nói ngươi cứ nói thẳng, trẫm không trách tội!”

    Đổng Hiến có chút khó xử, dù thiên tử Đại Ngụy đã tha tội nói thẳng cho hắn, nhưng những chủ đề này hắn cũng không tiện can thiệp, dù sao chuyện hoàng trữ liên quan rất nhiều vấn đề khác, không những liên quan đến mấy vị hoàng tử, mà còn liên quan đến các nương nương hậu cung, lỡ nhất thời bất cẩn nói sai điều gì, nhất định sẽ đắc tội thế lực nào đó.

    Nghĩ một lúc, Đổng Hiến cười gượng nói:

    “Lão nô cảm thấy, nếu như bệ hạ đã lập trưởng hoàng tử làm thái tử, ắt hẳn lòng bệ hạ cũng hướng về thái tử điện hạ.”

    Câu nói này của hắn rất thông minh, thuần túy xem thái tử như ngọn đèn sáng, phát biểu một sự thật hiển nhiên mà ai cũng biết, cũng sẽ không vì vậy mà đắc tội ai.

    Tuy nhiên thiên tử Đại Ngụy lại không hài lòng.

    Nhưng ông không làm khó Đổng Hiến nữa, dù sao ông cũng hiểu, Đổng Hiến càng là người lớn tuổi bên cạnh ông, đối với vấn đề hoàng trữ này hắn lại càng giấu kín như bưng, dù sao bất luận ở đâu chăng nữa, bàn luận người được chọn làm hoàng trữ cũng là điều cấm kỵ.

    “Đổng Hiến, truyền khẩu dụ của trẫm, trước buổi tảo triều ngày mai triệu tập các hoàng nhi đến Văn Đức điện, trẫm phải đích thân kiểm tra học thức của các vị hoàng nhi, xem thử thành quả học tập thời gian qua của chúng như thế nào. Lệnh cho các đại học sĩ đảm nhiệm việc giảng dạy cũng phải có mặt.”

    “Tuân khẩu dụ bệ hạ.”

    Hôm sau, trời còn chưa sáng hẳn, chín vị hoàng tử của Triệu Nguyên Tư đã phục chỉ tập hợp ở Văn Đức điện, nhưng đếm kỹ lại, sẽ phát hiện mới chỉ có tám người có mặt, thiếu một người.

    Nhưng có vẻ Triệu Nguyên Tư không phát hiện, đang chuẩn bị công bố đề thi.

    Thấy vậy, Đổng Hiến bèn cúi người nhắc nhỏ bên tai thiên tử:

    “Xin bệ hạ khoan đã, vẫn còn một vị điện hạ chưa đến.”

    Triệu Nguyên Tư nghe xong rất ngạc nhiên, nheo mắt cẩn thận đếm lại số người trong điện, quả nhiên phát hiện chỉ có tám vị hoàng tử có mặt.

    Nhưng nhất thời ông cũng không thể xác định được là thiếu vị hoàng nhi nào, chỉ biết rằng năm vị hoàng tử mà ông quan tâm đều đã có mặt đủ cả. Năm vị hoàng tử này lần lượt là: Hoàng trưởng tử - Thái Tử - Hoằng Lễ, thứ tử - Ung Vương - Hoằng Dự, tam tử - Tương Vương - Hoằng Cảnh, tứ tử - Yến Vương - Hoằng Khương và hoàng ngũ tử - Khánh Vương - Hoằng Tín.

    Năm vị hoàng tử này người lớn nhất đã hai mươi lăm tuổi, trẻ nhất cũng đã hai mươi mốt. Ngoài thái tử Hoằng Lễ, những người còn lại đều đã lập gia thất và phủ đệ, được phong vương vị, cũng là những người trong lòng thiên tử Đại Ngụy lựa chọn làm hoàng trữ.

    Những vị hoàng tử còn lại hiện tại vẫn chưa lập gia thất và phủ đệ. Hoặc là do Triệu Nguyên Tư không nỡ, ví dụ như lục hoàng tử Hoằng Chiêu, người này rất giỏi thơ từ ca phú, cầm kỳ thi họa, rất được Triệu Nguyên Tư sủng ái. Hoặc là vẫn chưa đến tuổi, ví dụ như thất hoàng tử Hoằng Ân, bát hoàng tử Hoằng Nhuận và cửu hoàng tử Hoằng Tuyên.

    Cũng chính vì ba vị hoàng tử nhỏ nhất tuổi vẫn còn nhỏ, Triệu Nguyên Tư không liệt chúng vào danh sách lựa chọn làm hoàng trữ vì vậy mà cũng rất ít quan tâm đến chúng.

    “Là hoàng nhi nào chưa đến?” - Triệu Nguyên Tư chau mày hỏi.

    “Là bát hoàng tử Hoằng Nhuận.”

    Đại thái giám Đổng Hiến phụ trách cuộc hoàng thí này thấp giọng cáo tội:

    “Lão nô đã phái người đi hối thúc, tin rằng bát điện hạ sẽ đến đây ngay thôi.”

    Triệu Nguyên Tư lại chau mày.

    Bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận, là người con thứ tám của ông, năm nay mới mười bốn tuổi.

    Trước đó Triệu Nguyên Tư cũng có nghe nói rằng người con này rất bưởng bỉnh, ham chơi, không lo học hành, khiến các đại học sĩ đảm nhiệm việc dạy học trong cung luôn thầm oán thán.

    Nhưng do người con này còn nhỏ, huống hồ lại không có tài an dân trị quốc, không nằm trong danh sách hoàng trữ nên Triệu Nguyên Tư trước đây không quan tâm lắm.

    Không ngờ hôm nay người con này ngay cả hoàng thí cũng đến trễ, việc này khiến Triệu Nguyên Tư trong lòng rất tức giận.

    Thiên tử Đại Ngụy im lặng ngồi trở lại long tọa, sắc mặt tối sầm rất đáng sợ.

    Điều này khiến các vị đại học sĩ có mặt để giám thí quay mặt nhìn nhau, họ cũng không dám lên tiếng nói lời nào.

    Còn mấy vị hoàng tử đã có mặt thì tỏ vẻ mặt thờ ơ, có người im lặng không nói gì, có người như chuẩn bị xem náo nhiệt, chỉ duy nhất cửu hoàng tử nhỏ tuổi nhất mặt đầy lo lắng.

    Trong số các vị hoàng tử, quan hệ giữa cậu - Hoằng Tuyên - và Hoằng Nhuận là mật thiết nhất, vì mẫu thân Thẩm Thục phi của Hoằng Tuyên chính là tỷ muội thân thiết của mẫu thân Hoằng Nhuận lúc còn sống và Thẩm Thục phi cũng chính là dưỡng mẫu của Hoằng Nhuận.

    Do đó, dù cùng cha khác mẹ, nhưng Hoằng Nhuận và Hoằng Tuyên lại lớn lên nhờ cùng một dòng sữa mẹ. Mặc dù hiện nay hai người họ cũng đã ngày càng lớn, sớm đã dọn ra khỏi tẩm điện của Thẩm Thục phi nhưng quan hệ vẫn thân thiết như xưa.

    Thời gian khoảng một nén nhang trôi qua, một lang vệ cung điện dẫn một vị hoàng tử trẻ tuổi đi vào Văn Đức Điện, người này mi thanh mục tú, tướng mạo đường đường, tuy còn nhỏ nhưng khá tuấn tú. Nhưng chỉ tiếc rằng, không biết có phải người này mới ngủ dậy hay không, cử chỉ có chút buồn ngủ lười biếng, cặp mắt không sáng như các vị hoàng tử khác.

    Nhìn bộ dạng này của bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận, thiên tử Đại Ngụy lập tức đoán được rằng, đứa con này nhất định là vừa bị lang vệ cung điện lôi từ trên giường xuống, nhưng trước mặt các vị đại học sĩ trong điện, ông cũng không tiện phanh phui chuyện này, chỉ còn cách hung dữ liếc nhìn Triệu Hoằng Nhuận, ra hiệu bảo cậu vào vị trí.

    Thấy các hoàng tử cuối cùng cũng đã đông đủ, Triệu Nguyên Tư bèn công bố đề thi lần này.

    Tổng cộng gồm hai câu. Câu đầu tiên thi tài năng và học vấn, yêu cầu chín vị hoàng tử viết một bài về chí hướng của bản thân, phỏng theo “Kinh Thi”, không giới hạn thơ hay từ. Câu thứ hai thi kiến thức trị quốc của các hoàng tử, yêu cầu họ viết một bài “Quốc Phú Luận”, có thể phân tích về tình hình đất nước Đại Ngụy hiện tại, cũng có thể bình luận lợi và hại của các chính sách triều đình đang thực thi, đồng thời phải thêm vào quan điểm cá nhân, tóm lại, chỉ cần có thể giúp Đại Ngụy mạnh hơn đều có thể viết ra.

    Sau khi công bố đề thi, Triệu Nguyên Tư dứng dậy đi tảo triều, để lại các vị đại học sĩ giám sát những người con của ông.

    Khoảng một canh giờ sau, tảo triều kết thúc, Triệu Nguyên Tư lại cùng đại thái giám Đổng Hiến trở về Văn Đức Điện, chuẩn bị kiểm tra thành quả một canh giờ vừa qua của các vị hoàng nhi.

    Lúc này, chín vị hoàng tử đều đã viết xong, ngừng bút, ngồi sau án chờ đợi phụ hoàng quay lại thu bài phê duyệt.

    Triệu Nguyên Tư ban đầu rất hài lòng, nhưng sau khi ánh mắt lướt một lượt trên đại điện, nụ cười trên môi ông liền khựng lại.Không đúng, rõ ràng chín vị hoàng nhi, tại sao lại thiếu mất một người nữa?

    Triệu Nguyên Tư mở to mắt đếm kỹ lại, phát hiện trong điện quả nhiên chỉ có tám vị hoàng tử, còn một người không biết đã đi đâu, suy nghĩ kỹ lại, Triệu Nguyên Tư phát hiện người này không ngờ lại chính là bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận vừa đến trễ lúc sáng.

    “Hoằng Nhuận đâu?” - Triệu Nguyên Tư hỏi.

    Vừa dứt lời, hoàng thứ tử Ung Vương Hoằng Dự vừa cười vừa trả lời:

    “Thưa phụ hoàng, Hoằng Nhuận về rồi.”

    “Về rồi?”

    “Vâng. Hoằng Nhuận nói đệ ấy chưa ngủ được mấy canh giờ đã bị lang vệ gọi dậy, không thể không nhanh chóng chạy đến Văn Đức điện tham gia hoàng thí và nếu như đã làm xong bài thì có thể về ngủ bù tiếp.”

    “Tên nghịch tử này...”

    Thiên tử Đại Ngụy bất mãn lẩm bẩm một câu, trước mặt các vị đại học sĩ ông cũng không dám bộc phát, cố nén cơn giận miễn cưỡng nói:

    “Hừ! Xem ra bát hoàng nhi của ta có chuẩn bị từ trước rồi nhỉ! Ai đọc thử bài của Hoằng Nhuận nghe xem.”

    Các vị học sĩ quay mặt nhìn nhau, không một ai đứng ra đọc thơ từ văn chương do hoàng bát tử Hoằng Nhuận viết, xem ra các vị này cũng biết rõ tài năng của vị hoàng tử điện hạ này rồi, đến nỗi mà không ai dám chủ động đọc văn hắn viết, để tránh đọc ra lại chọc tức thiên tử bị vạ lây.

    Thấy vậy, Triệu Nguyên Tư giơ tay chỉ cửu hoàng tử Hoằng Tuyên:

    “Hoằng Tuyên, con đọc.”

    “Vâng, thưa phụ hoàng.”

    Dù cùng một mẫu thân nuôi lớn, nhưng cửu hoàng tử Hoằng Tuyên nhỏ hơn ca ca Hoằng Nhuận một tuổi này lại biết lễ nghi của một vị hoàng tử hơn Hoằng Nhuận, cậu ta chậm rãi đứng dậy, cúi người lạy một lạy về phía phụ hoàng, đi đến trước án thi của ca ca Hoằng Nhuận, cầm tờ giấy trên án cẩn thận xem một lượt.

    Xem xong, Hoằng Tuyên nhỏ tuổi nhất thời nhíu chặt đôi mày.

    “Đọc đi!” - Triệu Nguyên Tư bất mãn thối thúc.

    Tuy nhiên, Hoằng Tuyên vẫn do dự không mở được mồm.

    Thấy vậy, đại thái giam Đổng Hiến đột nhiên trong lòng cũng hiểu rõ, ắt hẳn là văn chương bát hoàng tử Hoằng Nhuận viết quá không ổn nên khiến hoàng cửu tử Hoằng Tuyên vì nể tình huynh đệ mà khó lòng mở miệng.

    Vì vậy, hắn nhẹ giọng nói với Triệu Nguyên Tư:

    “Bệ hạ, mấy hôm gần đây gió to, cửu điện hạ vẫn còn nhỏ tuổi, có lẽ đã bị nhiễm phong hàn, cổ họng không khỏe, hay để nội giám phía sau lão nô đọc.”

    “Ừm.” - Triệu Nguyên Tư lướt nhìn Triệu Hoằng Tuyên, cũng phát hiện có gì đó bất thường.

    Dưới ánh mắt ra hiệu của đại thái giám Đổng Hiến, một tiểu thái giám cúi người bước nhanh đến bên cạnh Triệu Hoằng Tuyên, nhận lấy bài thi từ tay cửu điện hạ đang cười gượng gạo, to giọng đọc:

    “Báo thần chi kê thượng vi đề, quân triệu chúng nhi điện Văn Đức. Nhất vấn tài thức, nhị vấn triều bình. Ngô huynh đọc thư vạn quyển, ngô đệ huy bút hữu thần. Nại hà nhi thần phúc trung không, trảo nhĩ náo tai văn nan thành...”

    Triệu Nguyên Tư nghe xong cũng vui lên chút ít, một người tinh thông Kinh Thi như ông tất nhiên hiểu rõ kết cấu bài thơ này của Triệu Hoằng Nhuận không phải lấy từ Kinh Thi, nhưng không hiểu tại sao khi đọc lên lại cảm thấy rất có vần điệu, nhất là câu “Nại hà nhi thần phúc trung không, trảo nhĩ náo tai văn nan thành”, miêu tả rất sinh động cảnh vừa nãy Triệu Hoằng Nhuận ngồi trong điện nhìn những huynh đệ khác ngồi viết lia lịa, còn bản thân thì lại khổ sở vì không viết được gì.

    “Dù thể thơ kỳ lạ, nhưng cũng có thể xem là khá hay, tại sao Hoằng Tuyên không dám đọc?” - Triệu Nguyên Tư nghĩ thầm, cảm thấy khó hiểu.

    Lúc này, vị tiểu thái giám đó tiếp tục đọc.

    “...Thế nhân giai đạo hoàng tử hảo, há tri hoàng tử diệc nan đương. Thứ tử vị khởi ngô dĩ khởi, thứ tử dĩ thụy ngô vị thụy...”

    “...” Triệu Nguyên Tư bất giác có chút động lòng. Cách dùng từ của bát hoàng tử Hoằng Nhuận tuy có hơi thẳng thắn, nhưng đã viết ra được nỗi khổ của hoàng tử, nhất là câu “Thứ tử vị khởi ngô dĩ khởi, thứ tử dĩ thụy ngô vị thụy”, những hoàng tử sinh ra trong gia đình đế vương, có ai không phải từ nhỏ đã phải tiếp nhận cách giáo dục cung đình nghiêm khắc, không có lấy chút tự do nào?

    Hơn nữa câu này dùng cho người thân là thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư cũng rất thích hợp.

    Triệu Nguyên Tư tại vị mười sáu năm, cần cù chăm lo quốc chính, có đêm nào không thức khuya hơn bá quan, dậy sớm hơn bá quan? Cho dù là bình dân bách tính, lại có bao nhiêu người có thể được như ông?

    Vậy nên mới nói, làm hoàng tử khó, làm thiên tử càng khó, mà muốn làm một vị minh quân lại khó thêm một bậc!

    Câu này, quả thật đã viết ra tiếng lòng của Triệu Nguyên Tư.

    Lúc này, tiểu thái giám đó đang đọc câu cuối.

    “Sách tính ngô chí bất tại thử... à... Sách tính ngô chí bất tại thử... ừm...”

    “Đọc đi!” - Triệu Nguyên Tư hối thúc với vẻ mặt khó hiểu, trong lòng nghĩ, bài thơ viết cũng khá hay mà, sao lại không đọc tiếp?

    Dưới sự hối thúc của thiên tử Đại Ngụy, tiểu thái giám đó đỏ mặt tía tai, đột nhiên, cắn chặt răng, đọc ra câu cuối.

    “... Sách tính ngô chí bất tại thử, ha ha, tùy tha khứ bãi (mặc kệ nó đi)!”

    Vừa dứt lời, toàn điện im phăng phắc.

    Còn mặt thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư thì trơ như tượng gỗ.

    “Ha... ha? Mặc kệ nó đi? Mặc kệ... nó đi?”

    Triệu Nguyên Tư đột nhiên hoàn hồn, tức giận đến nỗi đôi mắt trợn tròn, cuối cùng ông đã hiểu tại sao Hoằng Tuyên lại do dự không dám đọc bài thơ kỳ lạ này.

    “Láo xược!!!”

    Thiên tử phẫn nộ, tất cả mọi người trong Văn Đức điện đều sợ đến nỗi quỳ rạp dưới đất, thấp thỏm lo âu.

    --- Bài thơ kỳ lạ của Hoằng Nhuận, một bài thơ dở tệ khiến người ta nghĩ nát óc ---

    Báo thần chi kê thượng vi đề,

    Quân triệu chúng nhi điện Văn Đức.

    Nhất vấn tài thức, nhị vấn triều bình.

    Ngô huynh đọc thư vạn quyển, ngô đệ huy bút hữu thần.

    Nại hà nhi thần phúc trung không, trảo nhĩ náo tai văn nan thành.

    Thế nhân giai đạo hoàng tử hảo, há tri hoàng tử diệc nan đương.

    Thứ tử vị khởi ngô dĩ khởi, thứ tử dĩ thụy ngô vị thụy.

    Sách tính ngô chí bất tại thử,

    Ha ha, tùy tha khứ bãi!

    Hoằng Nhuận - Văn Đức điện loạn phú

    ***

    (1) Hoàng trữ: Người được xác định sẽ kế thừa ngôi vua.


     
    buinhi99, dungkhocnhaem and xaxiubaby like this.
  2. Lôi Soái

    Lôi Soái And so the legend begin! Đại Boss

    Tham gia ngày:
    22/8/14
    Bài viết:
    98,235
    Được thích:
    359,693
    Đại Ngụy Cung Đình
    Tác giả: Tiện Tông Thủ Tịch Đệ Tử
    Chương 2: Quái Thi Dị Từ

    Nhóm dịch: Thanh Vân Các
    Nguồn: iRead

    “Lẽ nào lại như vậy! Lẽ nào lại như vậy!”

    Trong khi tất cả mọi người trong Văn Đức điện sợ hãi quỳ rạp dưới đất, thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư giận dữ nắm chặt tay vịn long tọa không buông.

    Ông tất nhiên hiểu được hàm ý bát hoàng tử Hoằng Nhuận muốn biểu đạt trong bài thơ quái dị đó: Dù sao Hoằng Nhuận ta chưa từng nghĩ đến việc muốn làm hoàng trữ, các người cứ làm đi, ta về ngủ!

    Mặc dù do vấn đề tuổi tác, Triệu Nguyên Tư không liệt người con thứ tám Hoằng Nhuận vào danh sách người được chọn làm hoàng trữ. Hơn nữa, bát tử Hoằng Nhuận chủ động ám thị muốn rút lui khỏi cuộc chiến tranh đoạt hoàng vị, đây cũng là điều có lợi cho sự ổn định của hoàng gia, giảm đi rất nhiều mức độ khốc liệt của việc tranh đoạt hoàng vị sau này, đối với dòng họ, đối với quốc gia, cũng đều là việc tốt.

    Nhưng vấn đề là, Hoằng Nhuận hời hợt ám thị việc rút lui khỏi tranh đoạt hoàng trữ như vậy, ngược lại lại khiến Triệu Nguyên Tư cảm thấy khó lòng chấp nhận được.

    Đó là hoàng vị, là vị trí của thiên tử Đại Ngụy, tại sao Hoằng Nhuận ngươi lại có thể tùy tiện vứt bỏ như vậy được chứ? Chỉ giống như vứt bỏ một đôi giày rách thôi sao?

    Mà điều khiến Triệu Nguyên Tư khó có thể bỏ qua nhất, chính là hai chữ “ha ha” trong bài thơ quái dị đó, hai chữ này khiến Triệu Nguyên Tư cảm thấy như đang bị chế nhạo một cách nặng nề!

    Dường như hàm ý thực sự của câu thơ đó chính là: Ha ha ha, Triệu Hoằng Nhuận ta không thèm thứ gọi là hoàng vị đó, thôi thì các người cứ giành đi cứ tranh đi, ta về ngủ!

    Đúng, không thèm!

    Thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư từ câu “ha ha” đó cảm nhận được hàm ý không thèm, đây chính là điều ông không chấp nhận được nhất!

    Dù sao hoàng vị Đại Ngụy là cơ nghiệp do tổ tiên Cơ Thị họ Triệu để lại, các đời hoàng đế, dòng tộc đều luôn cố gắng vì cơ nghiệp tổ tiên, tại sao trong mắt Hoằng Nhuận ngươi hoàng vị lại là thứ không đáng để ý đến? Như vậy có phải ý là, cơ nghiệp tổ tiên trong mắt ngươi ngay cả nhắc đến cũng không đáng?

    “Ngông cuồng! Ngông cuồng!”

    Triệu Nguyên Tư vừa vỗ vào tay vịn long tọa vừa giận dữ mắng:

    “Xé bài thơ quái dị của tên nghịch tử đó cho trẫm!”

    Tiểu thái giám vừa đọc thơ ngay lập tức định xé tờ giấy viết bài thơ đó, đột nhiên trong điện có người vội lớn tiếng ngăn lại:

    “Đừng xé!”

    Tiếu thái giám nghe thấy liền ngây người, ngẩng đầu nhìn, phát hiện người vừa ngăn hắn lại chính là lục hoàng tử: “kỳ lân nhi” hoàng thất nổi tiếng kinh thành - Hoằng Chiêu.

    Thấy vậy Triệu Nguyên Tư cũng cảm thấy khó hiểu, nhìn người con thứ sáu mà mình yêu thương nhất trong số các hoàng tử với ánh mắt nghi ngờ.

    Hoằng Chiêu chấp tay nói:

    “Phụ hoàng, có thể ban bài thơ đó cho hoàng nhi không?”

    Không chờ Triệu Nguyên Tư kịp nói gì, người có quan hệ mật thiết nhất với Hoằng Nhuận là Hoằng Tuyên đã không nhịn được, nén giọng với ngữ khí tức giận nói:

    “Lục hoàng huynh làm vậy là có ý gì? Không lẽ muốn để bát ca tiếp tục thất lễ sao?”

    Triệu Hoằng Chiêu nghe vậy bèn mỉm cười, quay sang nhìn Hoằng Tuyên nói:

    “Thế nào gọi là tiếp tục thất lễ? Bài thơ của bát hoàng đệ, thể thơ tuy kỳ lạ, nhưng vần điệu rất đúng, theo huynh thấy, bài thơ đó viết cực hay. Sao lại thất lễ? Sao lại gọi là tiếp tục thất lễ? Sự cởi mở trong bài thơ đó, mức độ ý cảnh của nó, không phải một người còn nhỏ như cửu đệ có thể hiểu được.”

    Thấy Triệu Hoằng Chiêu không phải muốn giậu đổ bìm leo, Hoằng Tuyên cũng thở phào nhẹ nhõm nhưng với cách nói của vị lục ca này, cậu lại có chút không hài lòng, trong lòng lẩm bẩm:

    "Bày đặt lên mặt gì chứ, Triệu Hoằng Chiêu huynh cũng chỉ lớn hơn ta năm tuổi thôi mà!"

    Những lời của Triệu Hoằng Chiêu khiến các vị đại học sĩ trong điện ngớ người, ngay cả thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư cũng cảm thấy vô cùng kinh ngạc.

    Triệu Nguyên Tư vẫy tay bảo mọi người trong điện bình thân, sau đó nét mặt biểu cảm hỏi:

    “Hoằng Chiêu, con vừa nói bài thơ quái dị của bát đệ viết rất hay?”

    “Không phải rất hay, mà là cực hay!”

    Triệu Hoằng Chiêu gật gù bình luận:

    “Ắt hẳn phụ hoàng nổi giận là do câu cuối, nhưng theo hoàng nhi thấy, câu cuối của bài thơ đó lại chính là nét bút vẽ nên mắt rồng! Cho dù là câu “Thế nhân giai đạo hoàng tử hảo, há tri hoàng tử diệc nan đương”, hay câu “Thứ tử vị khởi ngô dĩ khởi, thứ tử dĩ thụy ngô vị thụy”, cũng không bằng câu cuối cùng “Ha ha, tùy tha khứ bãi!” Nhất là hai chữ “ha ha” đó, quả thật là nét bút thần kỳ, hàm ý siêu phàm, ý vị sâu xa, dù có dùng ngàn vạn chữ cũng khó có thể diễn đạt hết được hàm ý gói gọn trong hai chữ “ha ha” này.”

    Trông vẻ mặt chìm đắm trong dư vị của Triệu Hoằng Chiêu, tất cả đại học sĩ trong điện đều im lặng, ngay cả người vừa phẫn nộ vì bài thơ này là thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư cũng không tự chủ được bắt đầu thưởng thức.

    Cần phải biết rằng Triệu Hoằng Chiêu chính là kỳ lân nhi bẩm sinh, dù tuổi còn trẻ nhưng tài học không thua kém gì bọn đại học sĩ, những bài thơ từ cậu viết đều rất được sùng bái, ngay cả học sĩ cao tuổi đã qua đời Vương Lâm Tông - nguyên là Hàn lâm viện Thái Sử Lệnh - cũng phải kinh ngạc thốt lên: "Không ngờ lại có người vừa sinh ra đã biết?"

    Dù lời đồn này có phải đã được thổi phồng lên hay không nhưng không thể phủ nhận, lục hoàng tử Triệu Hoằng Chiêu được mệnh danh là tài sĩ kiệt xuất nhất Trần Đô Đại Lương, danh tiếng trong giới học sĩ vượt xa các vị hoàng tử còn lại, cho dù là những học sĩ trong Hàn lâm viện cũng không dám nói rằng có đủ tư cách làm giảng sư cho vị kỳ lân nhi này.

    Mà thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư cũng chính vì tài học của người con này mà cực kỳ yêu thương, nếu không, với độ tuổi đã đến mười tám của Triệu Hoằng Chiêu, ông sớm đã cho cậu tề gia lập phủ, không giữ lại trong cung làm gì. Thiên tử Đại Ngụy giữ người con này trong cung cũng chính là vì không nỡ để cậu rời xa ông.

    Quả thật, sau khi nghe xong phân tích của kỳ lân nhi Triệu Hoằng Chiêu, Triệu Nguyên Tư suy ngẫm lại bài thơ quái dị đó, quả nhiên đã cảm nhận được hàm ý cởi mở trong đó. Đúng như Hoằng Chiêu nói, hai chữ “ha ha” đó, nếu gạt bỏ ý chế giễu, quả thật có ý cảnh “dù có dùng ngàn vạn chữ cũng khó có thể diễn đạt hết được hàm ý”.

    Ban đầu Triệu Nguyên Tư cảm thấy bài thơ này chỉ có câu “Thứ tử vị khởi ngô dĩ khởi, thứ tử dĩ thụy ngô vị thụy” là xuất sắc nhất, nhưng bây giờ lại thấy, câu này quả thật không thể nào sánh bằng hai chữ “ha ha”.

    Tất nhiên, không biết là tất cả mọi người có đồng tình với cách nói của vị lục điện hạ này không, nhưng rất nhiều người phản đối, ví dụ như mấy vị đại học sĩ, họ không hề cảm thấy bài thơ đó có chỗ nào xuất sắc, thể thơ cả bài đều kỳ lạ, câu trước câu sau không gieo vần, số chữ của mỗi câu lại càng lạ, có câu bốn chữ, có câu sáu chữ, có câu bảy chữ, loạn hết cả lên, chẳng ra thể thống gì!

    Nhưng bọn họ không dám lên tiếng, có lẽ trong mắt bọn họ, Triệu Hoằng Chiêu cũng chỉ muốn xoa dịu tình thế mà thôi, dù sao bài thơ quái dị này của Triệu Hoằng Nhuận cũng đã khiến thiên tử nổi trận lôi đình, bây giờ nếu như đã có thể giải quyết được ổn thỏa, ai lại ngốc nghếch mà đi nghiêm túc quá làm gì?

    Đối với việc này, Triệu Hoằng Chiêu cũng chỉ có thể lắc đầu, cậu chỉ biết rằng, là do những người này cảnh giới chưa đủ, không thể lĩnh ngộ được sự cao siêu trong bài thơ của bát hoàng đệ.

    Vừa cẩn thận xếp gọn tờ giấy cất vào tay áo, Triệu Hoằng Chiêu vừa suy nghĩ khi nào thì có thể đi thăm vị bát đệ đó, dù người khác có nhận xét ra sao, nhưng thể thơ mới mẻ này quả thật khiến cậu cảm thấy rất có hứng thú.

    Sự xôn xao do bài “Văn Đức điện loạn phú” gây ra cứ như vậy được Triệu Hoằng Chiêu dẹp yên, tất cả mọi người trong điện chỉ có thể xem như chưa từng xảy ra chuyện gì.

    Nhưng vì sự việc này Triệu Nguyên Tư cũng dần nảy sinh hứng thú với người con thứ tám Triệu Hoằng Nhuận của mình.

    Ông đột nhiên muốn xem “Quốc Phú Luận” của Triệu Hoằng Nhuận, xem thử rốt cuộc bát tử này có thật là kiệt xuất như lời Triệu Hoằng Chiêu mà ông thương yêu nhất nói không.

    Tuy nhiên, ông không dám để người khác đọc nữa, để tránh xảy ra sự cố gì.

    Vì vậy, thiên tử Đại Ngụy thừa cơ hội nghiệm thu thành quả tài học của các vị hoàng nhi, chậm rãi bước đến trước bàn thi của bát tử Triệu Hoằng Nhuận, cố ý tỏ ra vô tình tiện tay cầm lấy tờ giấy trên mặt bàn.

    Nhưng chỉ vừa lướt sơ, vị thiên tử Đại Ngụy này đã chau mày lại.

    Lần này không phải vấn đề viết hay hay không hay, nguyên nhân là bài “Quốc Phú Luận” của bát tử Triệu Hoằng Nhuận quả thật cũng quá đơn giản, cả bài chỉ có bốn chữ: Dân phú quốc cường.

    Rõ ràng là bài viết qua loa!

    “Chẳng ra thể thống gì!” Triệu Nguyên Tư tức giận lẩm bẩm trong miệng một câu, lòng thầm nghĩ hoàng nhi Triệu Hoằng Chiêu mình thương yêu nhất chắc chắn đã nhìn lầm, bát tử Hoằng Nhuận đó không thể nào là người có tài học, rõ ràng chỉ là một tên bất tài!

    Nhưng ngay lúc Triệu Nguyên Tư giận dữ chuẩn bị gạt bát tử Hoằng Nhuận sang một bên, đi nghiệm thu bài thi của các vị hoàng tử còn lại thì ông đột nhiên như ý thức được điều gì đó, cầm lấy tờ giấy cẩn thận xem lại.

    “Dân phú quốc cường?”

    Cẩn thận xem lại nhiều lần, thiên tử Đại Ngụy ngơ ngẩn.

    Phải biết rằng, tục ngữ thông dụng chính là “quốc phú dân cường”, mà câu bát tử Hoằng Nhuận viết lại là “dân phú quốc cường”, mặc dù bề ngoài chỉ là thay đổi trật tự hai chữ, nhưng hàm ý trong đó, lại vì vậy mà trở nên khác hẳn.

    Mặc dù vậy, ông không tiếp tục nghiên cứu sâu thêm, vừa thấp giọng lẩm bẩm “không ra thể thống gì” để xáo trộn ánh mắt của những người trong điện, vừa lặng lẽ cất tờ giấy vào trong tay áo.

    Vì bốn chữ đó can hệ to lớn!

    Hầu hết mọi người trong điện đều vì câu “không ra thể thống” gì của thiên tử Đại Ngụy mà thầm cười trong lòng, tưởng vị bát hoàng tử Hoằng Nhuận lại viết ra thứ văn chương thất lễ gì đó, nhưng rất ít người chú ý thấy hành động cất tờ giấy vào tay áo long bào của Triệu Nguyên Tư, ví dụ như hoàng thứ tử Ung Vương Hoằng Dự, tam hoàng tử Tương Vương Hoằng Cảnh và lục hoàng tử kỳ lân tử Hoằng Chiêu.

    Không thể không nói rằng, sau khi xem xong câu “dân phú quốc cường” của Hoằng Nhuận: “Quốc Phú Luận” của các hoàng tử còn lại khiến thiên tử Đại Ngụy cảm thấy hơi nhạt nhẽo, dù là học thuyết thánh nhân đúng quy tắc, hay “Sách lược dĩ võ cường quốc” khá bá đạo, hoặc bình luận lợi và hại nhằm vào chính sách triều đình, cho dù có viết hấp dẫn đến mức nào đi nữa, đều chỉ khiến thiên tử Đại Ngụy có cảm giác không giải quyết được vấn đề gì.

    Hơn nữa lục tử Hoằng Chiêu được Triệu Nguyên Tư yêu thương nhất, quốc phú luận của cậu cũng xuất sắc nhất, bình luận đúng ngay những lợi và hại của các chính sách của triều đình. Nhưng dù có được vậy đi chăng nữa, cũng không thể nào bằng bài văn chỉ có bốn chữ của bát tử Hoằng Nhuận.

    Tất nhiên, dù vậy, lần hoàng thí này Triệu Nguyên Tư vẫn khâm điểm văn chương của lục hoàng tử Hoằng Chiêu xuất sắc nhất, bảo các hoàng tử và đại học sĩ truyền nhau xem.

    Dù sao “Quốc Phú Luận” bốn chữ của bát tử Hoằng Nhuận, Triệu Nguyên Tư cảm thấy không thích hợp đem ra bình luận.

    Nhưng có một điều thiên tử Đại Ngụy đã xác định, đó chính là, bát tử Hoằng Nhuận của ông, đúng như những gì lục tử Hoằng Chiêu nhận xét, quả thật có tài!

    Hoàng thí kết thúc, thiên tử Đại Ngụy ban thưởng cho các vị hoàng tử có văn chương xuất sắc, đồng thời cũng ban thưởng cho các đại học sĩ đã truyền thụ kiến thức cho họ. Sau đó, Triệu Nguyên Tư cho họ lần lượt lui đi.

    Ngồi trên long tọa trong Văn Đức điện, bên cạnh chỉ còn đại thái giám Đổng Hiến hầu hạ, lúc này, Triệu Nguyên Tư mới cầm lòng không đặng lấy tờ giấy đó ra, tập trung tinh thần nhìn chằm chằm bốn chữ “dân phú quốc cường” viết trên đó.

    Cũng không biết thời gian đã trôi qua bao lâu, đại thái giám Đổng Hiến nhỏ giọng nhắc nhở:

    “Bệ hạ, thời giờ đã đến, nên di giá đến Thùy Củng điện rồi.”

    “Ừm.” - Thiên tử Đại Ngụy gật đầu.

    Thùy Củng điện là cung điện thiên tử Đại Ngụy xử lý triều chính, phê duyệt tấu chương, lấy ý nghĩa trong câu “thùy củng nhi trị”, đại khái là các đời hoàng đế trước của Đại Ngụy mong rằng con cháu của mình không cần làm gì cả mà Đại Ngụy cũng thái bình, do đó đã đặt tên cho cung điện thiên tử Đại Ngụy xử lý quốc chính là Thùy Củng điện.

    Nhưng trên thực tế, các đời thiên tử Đại Ngụy, chỉ cần là quân vương hiền minh thông đạt, không ai lại không gần như mệt mỏi đến nỗi thổ huyết ở Thùy Củng điện này, do đó, nhắc đến tên điện này cũng khá châm biếm.

    Khi thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư di giá đến Thùy Củng điện, trong điện đã có ba người đang phê duyệt tấu chương. Ba người này lần lượt là trung thư lệnh Hà Tương Tự tuổi ngoài lục tuần, trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương đang thời sung sức và trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi.

    Ba vị này là quan viên trung thư tỉnh hỗ trợ thiên tử Đại Ngụy phê duyệt tấu chiết, tấu chương, không phải là quan viên trong điện nhưng có thể hiểu đây chính là phụ tá riêng của thiên tử Đại Ngụy. Tuy chức quyền không bằng thượng thư, tướng quân, nhưng địa vị lại khá cao, dù sao đây cũng là quan viên trung thư tỉnh, là “nội triều thần tử” của thiên tử Đại Ngụy, nhiều chính sách quan trọng, cần phải suy xét kỹ lưỡng, thiên tử Đại Ngụy hầu như đều thảo luận cùng mấy vị “nội triều thần tử” này rồi đưa ra kết luận.

    Đương nhiên, một số chính vụ liên quan đến lục bộ, thiên tử Đại Ngụy cũng triệu tập lục bộ thượng thư đến tham gia nội triều.

    Về tảo triều hàng ngày, đó thật ra chỉ là công việc thủ tục thượng thư các bộ báo cáo tình hình công việc của họ cho thiên tử Đại Ngụy và các đồng liêu khác, hoặc là do nhu cầu chính trị nào đó cần phải làm hình thức, những hội nghị thật sự có thể giải quyết quốc sách Đại Ngụy, chính là “nội triều” mà thiên tử Đại Ngụy lập trong Thùy Củng điện.

    Do nội triều có địa vị khá cao, do đó, các tấu chương, tấu chiết được đưa đến đây, về cơ bản đều là đại sự liên quan đến toàn bộ xã tắc Đại Ngụy, ví dụ như tướng phòng thủ ở biên cảnh bị địch quốc quấy rầy, nuốt không trôi cục tức đó muốn đánh trả, loại đại sự sẽ khơi dậy họa binh đao của hai nước, không phải là chuyện binh bộ có thể làm chủ được.

    Tấu chương của tướng phòng thủ biên cảnh đó sẽ được đưa đến trung thư tỉnh, cũng chính là Thùy Củng Điện, do thiên tử Đại Ngụy đích thân định đoạt. Thiên tử nói đánh, thì là đánh, thiên tử nói không đánh, vị tướng phòng thủ đó chỉ có thể nuốt giận.

    Còn về việc cứu trợ thiên tai phát lương thực, chuyện cấp bách như vậy sẽ không đưa đến Thùy Củng điện, hộ bộ dưới thượng thư tỉnh sẽ tự xử lý việc này, quan viên hộ bộ cũng sẽ hạ lệnh điều động lương thực cứu trợ ngay khi nhận được công văn khẩn cấp của quan địa phương, nếu không những sự việc này còn phải chờ đến tảo triều hay nội triều, người dân vùng gặp thiên tai sớm đã đói chết.

    Vì vậy, chính vụ Thùy Củng điện xử lý, về cơ bản đều là những việc không cấp bách lắm, nhưng lại liên quan đến sức mạnh quốc gia thịnh suy trong một khoảng thời gian dài trong tương lai của Đại Ngụy, tức là quốc sách. Ví dụ như đào sông ngòi, xây hoàng lăng, tăng giảm thuế má hoặc xây dựng quan hệ ngoại giao, kết minh với nước khác...

    Tất nhiên, ngoài ra, trung thư tỉnh còn phải hỗ trợ thiên tử Đại Ngụy giám sát tình hình công tác của lục bộ thượng thư tỉnh, lần lượt phê duyệt những việc xử lý gần đây do lục bộ trình lên. Nếu có sót hay sơ suất, sẽ trả về các bộ, bảo họ lập tức sửa lại ngay, tóm lại chính là có sai thì sửa, không thì khen thưởng.

    Đừng tưởng đây chỉ là bước phê duyệt cuối cùng, trên thực tế lượng công việc rất lớn, dù có quan viên trung thư tỉnh hỗ trợ, thiên tử Đại Ngụy các đời cũng đều gần như mệt mỏi đến nỗi thổ huyết, dường như mỗi ngày đều phải liên tục xem các loại tấu chương, tấu chiết, phê duyệt tình hình công tác của các bộ.

    Tình hình công tác của cả sáu bộ, liên quan đến toàn bộ đất nước Đại Ngụy, mỗi ngày gần như đều phải trình mấy trăm tấu chương, tấu chiết cho trung thư tỉnh, cũng khó trách thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư mới bốn mươi hai tuổi đã đầu tóc bạc phơ.

    “Bệ hạ.”

    Thấy thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư bước vào Thùy Củng điện, trung thư lệnh Hà Tương Tự, trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương, và trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi đang phê duyệt tấu chương liền nhanh chóng đứng dậy cúi chào.

    “Miễn lễ.” - Triệu Nguyên Tư khoát tay, đi đến phía sau long án của mình ngồi xuống.

    Lúc này, ba đại thần trung thư tỉnh trong điện đã đặt những tấu chương, tấu chiết tương đối nhạy cảm lên phía trên long án, từng cuộn xếp chồng lên nhau cực cao, đếm sơ cũng phải vài chục cuốn.

    Như vậy vẫn chưa phải là toàn bộ, vì trong quá trình thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư phê duyệt những tấu chương này, thượng thư tỉnh lục bộ còn lục tục phái người đưa đến Thùy Củng điện những tấu chiết mới nhất, sau khi ba vị trung thư tỉnh đại thần sơ duyệt lại chọn ra những tấu chiết nhạy cảm, đưa đến long án của thiên tử Đại Ngụy.

    Đây là một vòng tuần hoàn không ngừng, dù là một minh quân như Triệu Nguyên Tư cũng không lúc nào có thể xử lý hết toàn bộ tấu chương, tấu chiết trên long án. Nếu thật sự có một ngày trên long án không còn tấu chương, tấu chiết, vậy sẽ có nghĩa là Đại Ngụy sắp diệt vong.

    Hai, ba canh giờ trôi qua, tấu chiết trên long án Triệu Nguyên Tư vẫn chưa giảm.

    Nhìn những cuộn tấu chiết xếp chồng đó, thiên tử Đại Ngụy cảm thán than một câu: “Thế nhân giai đạo thiên tử hảo, há tri thiên tử diệc nan đương...”

    Ba vị đại thần trung thư tỉnh ngừng cây bút trong tay, không hẹn mà cùng nhìn về phía Triệu Nguyên Tư, xuýt xoa khen ngợi.

    “Hay!”

    “Câu thơ hay quá, bệ hạ!”

    Triệu Nguyên Tư vuốt vuốt râu, trầm tư một lúc lại ngâm tiếp:

    “Bách liêu vi khởi trẫm tiên khởi, bách liêu dĩ thụy trẫm vi thụy. Bất như lũng hữu phú túc ông, nhật cao trượng ngũ do phi bị.”

    Ba vị đại thần trung thư tỉnh nghe xong rất xúc động bởi bài thơ này của Triệu Nguyên Tư đã không thể dùng hay hay không hay để đánh giá nữa rồi.

    Ba người lần lượt rời khỏi vị trí đi cúi lạy, to giọng:

    “Bệ hạ thánh minh, Đại Ngụy có bệ hạ, quả thật hồng đồ quốc vận! Phúc của Đại Ngụy, phúc của xã tắc, phúc của vạn dân!”

    “Các khanh làm gì vậy? Mau đứng dậy mau đứng dậy, trẫm chỉ lẩm bẩm một chút thôi.”

    Triệu Nguyên Tư khoát tay bảo ba vị đại thần trung thư tỉnh đứng dậy, thật ra lúc này trong lòng ông cũng rất vui, dù sao ông cũng chỉ là sửa lại đôi chút bài thơ của bát tử Hoằng Nhuận, đồng thời thêm vào hai câu, chỉ vậy thôi mà đã trút hết được nỗi phiền muộn bao năm qua một cách nhẹ nhàng.

    “Hôm nay có vẻ bệ hạ rất có hứng làm thơ.” - Trung thư lệnh Hà Tương Tự vuốt chòm râu trắng cười nói. Dù ông cảm thấy thể thơ của của bài thơ đó không phải từ Kinh Thi, nhưng thấy thiên tử có vẻ rất vui nên ông chắc chắn cũng không nhiều lời.

    “Không phải, trẫm cũng chỉ...”

    Triệu Nguyên Tư vừa định nói là do nghe xong bài thơ quái dị của bát tử Hoằng Nhuận nên cảm khái, đột nhiên nhớ ra gì đó, từ trong tay áo lấy ra tờ giấy viết “dân phú quốc cường” của Hoằng Nhuận, gọi ba vị đại thần trung thư tỉnh đến bên cạnh, hỏi:

    “Ba vị ái khanh, các khanh cảm thấy câu này như thế nào?”

    Ba vị đại thần trung thư tỉnh tò mò đi đến trước long án, ló đầu nhìn tờ giấy trên long án.

    “Dân phú... quốc cường?”

    Nhất thời, ba vị đại thần trung thư tỉnh quay mặt nhìn nhau, sắc mặt có chút thay đổi.

    Họ chỉ nhìn nhau, không ai dám mở miệng mạo phạm.

    Chỉ bốn chữ thôi mà lại có uy lực khiến ba vị đại thần trung thư tỉnh không dám lên tiếng.​
     
  3. Lôi Soái

    Lôi Soái And so the legend begin! Đại Boss

    Tham gia ngày:
    22/8/14
    Bài viết:
    98,235
    Được thích:
    359,693
    Đại Ngụy Cung Đình
    Tác giả: Tiện Tông Thủ Tịch Đệ Tử
    Chương 3: Thả Diều

    Nhóm dịch: Thanh Vân Các
    Nguồn: iRead

    Dân phú quốc cường và quốc phú dân cường, hai cụm từ này trông có vẻ gần giống nhau nhưng trên thực tế, giữa chúng có một sự khác biệt vô cùng to lớn.

    Đầu tiên, nói về “quốc phú dân cường”, đây mới là cụm từ phổ biến của Đại Ngụy thời bấy giờ, lấy “quốc” làm gốc, cường điệu đặt vai trò của “quốc” lên trước “dân”, mà ý nghĩa của chữ “quốc” lại là thế nào?

    “Quốc” tức là xã tắc, là cơ nghiệp tổ tông hoàng tộc Cơ Thị họ Triệu, cái gọi là thiên tử và quốc gia không tách rời. Ở Đại Ngụy, thiên tử chính là quốc, quốc chính là quốc gia của thiên tử Đại Ngụy.

    Câu này phù hợp với tình hình quốc gia của Đại Ngụy hiện tại: “dĩ quốc vi bổn” (1): “trung quân ái quốc”.

    Còn câu “dân phú quốc cường”, hoàn toàn trái ngược với câu trên đây, mặc dù từ mặt chữ có thể hiểu là “bách tính yên ổn sung túc, quốc gia sẽ cường thịnh”, nhưng vấn đề ở chỗ câu đó đã đặt “dân” ở phía trước, đặt ở phía trước xã tắc Đại Ngụy, thiên tử Đại Ngụy, hàm ý thực sự của nó chính là “dĩ dân vi bổn”.

    Như vậy là đã đề cập đến ý chí chính trị, cần phải biết rằng đương kim thiên hạ dù là Đại Ngụy hay bất kỳ quốc gia nào khác, quốc thể đều là “dĩ quốc vi bổn”, quốc gia và thiên tử đều phải đặt lên hàng đầu, đó cũng chính là “trung” mà Nho gia đề xướng. Còn câu “dân phú quốc cường” lại định nghĩa quốc thể thành “dĩ dân vi bổn”, đặt dân sinh lên trước hoàng quyền, điều này mâu thuẫn với tư tưởng thống trị hoàng quyền, nói cách khác, bốn chữ này dùng với Đại Ngụy lúc bấy giờ là đã phạm sai lầm về tư tưởng chính trị.

    Nói không hề khoa trương, cũng may người đề ra câu này là hoàng bát tử Triệu Hoằng Nhuận của thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư, nếu là một kẻ sĩ bình thường đề ra câu này, sự việc sẽ vô cùng nghiêm trọng.

    Chính vì vậy, ba vị quan viên trung thư tỉnh là trung thư lệnh Hà Tương Tự, trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương và trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi đều không dám nói bừa, chỉ quay mặt nhìn nhau.

    Có lẽ trong lòng họ còn đang đoán chừng, đoán xem câu này có phải được nói ra từ miệng của một kẻ sĩ trẻ tuổi vừa bước chân vào quan trường hay không, vì chỉ có những kẻ sĩ sơ xuất mao lộ (3), tràn đầy nhiệt huyết mới vì tuổi còn trẻ mà ngông cuồng không xem hoàng quyền cao cao tại thượng ra gì, đặt bách tính là giai cấp cơ bản nhất lên hàng đầu. Phải sau nhiều năm lăn lộn ở quan trường, họ mới dần dần ngộ ra rằng, ý nghĩa tồn tại của quan viên, không phải để mưu cầu hạnh phúc cho bách tính, mà là hỗ trợ hoàng quyền thống trị bách tính của quốc gia.

    Chính vì hiểu rõ những điều này, ba vị đại thần trung thư tỉnh không ai dám mở miệng.

    Thấy vậy, lão thái giám Đổng Hiến thấp giọng nhắc Triệu Nguyên Tư: “Bệ hạ, nếu bệ hạ không nói ra sự thật, e rằng ba vị đại nhân không dám bình luận việc này.”

    Nghe ngữ khí nhẹ nhàng của Đổng Hiến, trung thư lệnh Hà Tương Tự nghĩ, nếu quả thật câu này nói ra từ một kẻ sĩ ngông cuồng nào đó, ngữ khí của Đổng Hiến tuyệt đối sẽ không nhẹ nhàng như vậy.

    Đây chính là một ngọn đèn sáng chỉ đường!

    Nhưng điều nên hỏi, Hà Tương Tự vẫn phải hỏi: “Đánh bạo xin hỏi bệ hạ, chẳng hay câu nói này... là do người nào nói ra?”

    Thật ra thiên tử Đại Ngụy cũng hiểu đạo lý trong đó, chỉ có điều ông không ngờ ngay cả ba vị đại thần trung thư tỉnh ông tín nhiệm nhất cũng không dám đưa ra ý kiến.

    Ông mỉm cười giải thích: “Là do bát tử Hoằng Nhuận của trẫm nói.”

    Vừa nghe đây là câu nói của hoàng tử, ba vị đại thần trung thư tỉnh liền thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng, trong lòng thầm nghĩ, nếu là do hoàng tử nói ra, vậy câu nói này sẽ không có vấn đề chính trị nữa.

    Vẻ mặt của ba vị đại thần thiên tử Đại Ngụy đều nhìn thấy rất rõ, vừa cười vừa mắng: “Trẫm chẳng qua chỉ là thuận miệng hỏi thôi, xem các khanh kìa, ai nấy đều nhát như thỏ đế. Hà Tương Tự, khanh còn lớn hơn trẫm những hai mươi tuổi nữa chứ.”

    Trung thư lệnh Hà Tương Tự không để bụng, chớp mắt hài hước nói: “Người ta thường nói, người càng già, gan càng nhỏ, lão thần đã hơn lục tuần, lá gan của thần chỉ còn bé bằng hạt gạo thôi, chịu không nổi hù dọa đâu. Bệ hạ có biết không, lúc nãy trái tim lão thần đập điên cuồng luôn đấy ạ.”

    Thiên tử Đại Ngụy nghe xong cười to: “Khanh thật là, lúc khanh còn trẻ gan to bằng trời ấy chứ, trẫm không tin đâu.”

    Quân thần vui vẻ cười đùa, nói một hồi, họ lại chuyển đề tài về câu “dân phú quốc cường”, lần này ba vị đại thần trung thư tỉnh không còn kiêng dè gì nữa, bắt đầu thảo luận.

    Trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương nói trước tiên: “Tạm gác bỏ những vấn đề khác, thần cho rằng: “dân phú quốc cường” mà bát điện hạ nói đích thật là một chính sách cường quốc cường dân. Sự cường thịnh của một đất nước, trước tiên phải xem quân vũ, tức vũ lực của quân đội. Mà vũ lực của quân đội được đánh giá như thế nào? Đầu tiên là huấn luyện binh tuất, thứ hai là quân bị. Quân bị các đời của Đại Ngụy ta, đều hao tổn cực lớn, số tiền này đến từ đâu? Chính là thuế má! Mà thuế má lại lấy từ dân. Nếu như dân gian sung túc, việc thu thuế tự nhiên sẽ thuận lợi, quốc khố cũng sẽ dồi dào, tự nhiên sẽ có thể lấy ra một số tiền lớn để hỗ trợ quân đội. Ngược lại, nếu bách tính dân gian cơm cũng không có mà ăn, làm sao có thể nộp thuế? Nếu không có thuế má, quốc khố khó khăn, hộ bộ lấy tiền từ đâu để nuôi quân?”

    Thiên tử Đại Ngụy cũng nhận định như vậy, thuế má chính là gốc rễ của quốc gia, đây là điều ai cũng biết.

    Nhưng làm cách nào để bách tính sung túc?

    Trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi nghiêm túc đưa ra một phương lược: “Trọng thương!”

    Thiên tử Đại Ngụy chau mày không nói gì.

    Cái gọi là trọng thương, tức là dốc sức cổ vũ bách tính trong nước phát triển thương nghiệp, khích lệ họ mang đặc sản bản địa bán sang những địa phương khác để kiếm lời từ giá chênh lệch. Nhưng vấn đề là, con đường lấy thương nghiệp kiếm lời xưa nay đều bị phú hào quyền quý các nơi nắm giữ, nếu Triệu Nguyên Tư ra sức cổ vũ dân gian phát triển thương nghiệp, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của bọn phú hào quyền quý.

    Mà sau lưng phú hào quyền quý hầu như đều là quý tộc công khanh, thậm chí là hoàng thất thân vương, cũng chính là giai cấp thượng lưu, những vấn đề, quan hệ mà cách làm này dính líu đến vô cùng phức tạp, không đơn giản chỉ là đề ra một quốc sách “trọng thương” là có thể giải quyết được.

    Dường như nhìn ra nỗi lo lắng của thiên tử, Ngu Tử Khởi thấp giọng nói: “Tài phú của Đại Ngụy tổng cộng lại cũng là bấy nhiêu đó, người này nhiều thì ngươi kia ít, đây là thiên lý. Thần cho rằng, mấu chốt của vấn đề không ở chỗ tài phú nhiều hay ít, mà ở chỗ những tài phú này rốt cuộc được dùng vào việc gì. Người ta nói, nhà giàu rượu thịt để ôi, ngoài đường có kẻ chết cóng. Có người lo được bữa nay không lo được bữa kế, nhưng lại có người có thể ném vạn lượng vàng vào thanh lâu...”

    “Khụ!” Trung thư lệnh Hà Tương Tự ho một tiếng cắt ngang lời nói quá tiến bộ của Ngu Tử Khởi, dù sao những lời này của Ngu Tử Khởi cũng là nhắm thẳng vào giai cấp quyền quý của Đại Ngụy.

    Ngu Tử Khởi nhìn Hà Tương Tự, cũng ý thức được mình đã lỡ lời, mau chóng im lặng, không nói tiếp nữa.

    Lận Ngọc Dương ở bên cạnh, thấy chủ đề hơi nặng nề, bèn nhanh chóng cứu vãn, cười nói: “Ngu đại nhân giận dữ quá mức rồi, ngày trước tên công tử phú gia đó ném vạn lượng vàng để mua một nụ cười của giai nhân, một thời gian còn được ca tụng, không ngờ theo những gì Ngu đại nhân nói, lại thành ra quá quắt như vậy.”

    “Hừ!” Trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi khẽ hừ một tiếng, cũng không nói thêm gì.

    Thiên tử Đại Ngụy lặng lẽ nghe, thực tế việc Ngu Tử Khởi nói ông cũng từng nghe nói đến, nhưng chuyện một công tử nhà giàu phung phí gia tài không phải là chuyện thiên tử Đại Ngụy quản lý. Hơn nữa, không lẽ những sự việc tương tự xảy ra trên người con cháu tông tộc hoàng thất còn ít sao?

    Hai năm trước thế tử của hai quân vương không phải đã vì một kỹ nữ thanh lâu mà ganh ghét nhau, khiến hoàng tộc Cơ Thị họ Triệu Đại Ngụy mất hết mặt mũi sao?

    “Bệ hạ, cũng đến giờ rồi, hay bệ hạ đi dùng thiện trước?”

    Lão thái giám Đổng Hiến đứng bên cạnh thấy sắc mặt thiên tử Đại Ngụy không được tốt lắm, liền nhanh chóng chuyển đề tài.

    “Ừm.” Triệu Nguyên Tư gật đầu.

    Thấy vậy, Đổng Hiến bèn phái người bảo mang thiện thực (4) đến.

    Dù thân là thiên tử Đại Ngụy, nhưng thiện thực hàng ngày của Triệu Nguyên Tư khá đơn giản, cũng chỉ có vài món ăn. Chỉ vào những dịp lễ quan trọng mới thiết yến ở đại điện đãi chúng thần tử.

    Những ngày còn lại, Triệu Nguyên Tư hầu như đều lệnh cho người mang thức ăn đến Thùy Củng điện, bao gồm cả thức ăn của ba vị đại thần trung thư tỉnh, sau đó quân thần bốn người cùng dùng cơm ở Thùy Củng điện, dùng cơm xong thì đến điện bên nghỉ ngơi một lúc, hoặc cũng có thể bắt đầu ngay công việc của buổi chiều, tiếp tục phê duyệt những tấu chương mãi mãi không thể nào phê duyệt hết được.

    Đây chính là cuộc sống hàng ngày của thiên tử Đại Ngụy và đại thần trung thư tỉnh.

    Nhưng hôm nay sau khi dùng cơm xong, thiên tử Đại Ngụy lại nảy sinh một ý định khác.

    “Đổng Hiến, nơi ở của Hoằng Nhuận... ở đâu?”

    “Bát điện hạ?” Lão thái giám nghĩ một lúc, cúi người trả lời: “Là Văn Chiêu các.”

    “Ai đang hầu hạ?”

    “Bẩm bệ hạ, trong Văn Chiêu các có hai mươi tiểu thái giám phụ trách hầu hạ sinh hoạt thường ngày của bát điện hạ và việc quét dọn trong điện, ngoài ra, phủ nha tông tộc có phái mười tông vệ làm thị vệ cận thân của bát điện hạ, tổng cộng là quy chế ba mươi người.”

    “Ừm.” Thiên tử Đại Ngụy gật đầu.

    Mặc dù trong số các vị hoàng tử sẽ có người được sủng và không được sủng, nhưng trước khi xuất các, quy định đãi ngộ của mọi hoàng tử đều như nhau, đây là quy chế tông tộc.

    “Trẫm muốn đi xem thử.” Triệu Nguyên Tư đứng dậy, vừa cười vừa nói với ba vị đại thần trung thư tỉnh: “Ba vị ái khanh có hứng thú cùng trẫm đến đó không?”

    Vì sau khi dùng cơm có một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thêm vào đó ba vị đại thần trung thư tỉnh cũng khá hiếu kỳ đối với vị hoàng bát tử Hoằng Nhuận, người đã đề ra câu “dân phú quốc cường” đó, do đó sau khi thiên tử Đại Ngụy hỏi xong, ba vị đại thần đều tỏ ý muốn đi cùng.

    Vì vậy, đoàn người xuất phát từ Thùy Củng điện, chậm rãi đi về hướng tẩm các của hoàng bát tử Hoằng Nhuận.

    Theo tổ chế của Đại Ngụy, hoàng tử phải đủ mười lăm tuổi mới đủ tư cách xuất các lập phủ, đồng thời phong vương phong chức, từ đó ngoài việc thân thế càng tôn quý hơn, sẽ không khác gì đại thần trên điện. Nhưng trước khi xuất các, tẩm các của hoàng tử được sắp xếp trong hoa viên nội cung Biện Kinh, một là vì nơi đó phong cảnh đẹp, hai là vì cách đông cung và hậu cung cũng tương đối gần, tiện cho huynh đệ gặp mặt xây dựng tình cảm, cũng tiện vào cung bái kiến mẫu phi của mỗi người.

    Còn về lý do thứ ba, đó chính là vì nơi đó cách chính điện “Đại Khánh điện” của Biện Kinh cung khá xa, hoàng tử trước khi xuất các nghiêm cấm tiếp xúc với bất kỳ quan viên nào trong triều, dù là chủ động hay bị động. Thân là con của hoàng đế, các hoàng tử chỉ cần học hành đàng hoàng trong cung là đủ, không cần tiếp xúc những thứ khác.

    Điều đáng nhắc đến là, từ xưa đến nay trong tẩm các của hoàng tử nghiêm cấm bố trí cung nữ, thứ nhất là để tránh hoàng tử mất đi đồng dương lúc còn quá nhỏ, ảnh hưởng dậy thì, thứ hai là để tránh những cung nữ có lòng dạ bất chính vì muốn trèo cao mà cám dỗ hoàng tử nhỏ tuổi vô tri.

    Do đó, hoàng tử chưa xuất các, bên cạnh họ chỉ có thái giám và hộ vệ do tông phủ phái đến, người phụ nữ duy nhất được gặp chính là mẫu phi của họ.

    Thế nên, cuộc sống của hoàng tử thật ra cũng không tốt như ảo tưởng của thế nhân.

    Khoảng thời gian một nén nhang, thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư dẫn theo lão thái giám Đổng Hiến và ba vị đại thần trung thư tỉnh đến trước Văn Chiêu các.

    Nhưng vừa ngẩng đầu nhìn tấm hoành phi của tòa các này, Triệu Nguyên Tư lập tức ngẩn người.

    Vì chữ khắc trên tấm hoành phi này rõ ràng không phải là Văn Chiêu các mà là Tiêu Dao các.

    “Không phải Văn Chiêu các sao?” Thiên tử Đại Ngụy nhìn người dẫn đường lão thái giám Đổng Hiến với vẻ mặt khó hiểu hỏi.

    Thật ra lúc này trong lòng Đổng Hiến cũng cảm thấy khá khó hiểu, thầm nghĩ đây rõ ràng là Văn Chiêu các, sao lại biến thành Tiêu Dao các chứ?

    “Lão nô... lão nô chưa từng nghe nói trong cung có Tiêu Dao các...”

    Thấy Đổng Hiến nói vậy, thiên tử Đại Ngụy cũng cảm thấy kỳ lạ. Thân là thiên tử Đại Ngụy, Triệu Nguyên Tư chưa từng nghe nói trong Biện Kinh cung có thứ gọi là Tiêu Dao các.

    Nghĩ đến đây, thiên tử Đại Ngụy vẫy tay gọi lang vệ đang canh gác hành lang ngoài điện đến, hỏi: “Đây có phải là Văn Chiêu các không?”

    Lang vệ đó khom lưng cúi chào thiên tử Đại Ngụy trước, sau đó cung kính trả lời: “Bẩm bê hạ, đây đúng là Văn Chiêu các.”

    “Vậy đây là...” Triệu Nguyên Tư nghi hoặc chỉ vào tấm hoành phi trên Văn Chiêu các.

    Lang vệ cười khổ một tiếng, ấm úng đáp: “Bẩm bệ hạ, bát điện hạ chê “Văn Chiêu các” không hay nên dặn công bộ khắc tấm hoành phi “Tiêu Dao các” thay thế...”

    Thiên tử Đại Ngụy vừa nghe vừa chau mày, thầm nghĩ cung điện các nơi trong Biện Kinh cung đều do hoàng đế tiền triều đặt, há có thể tự ý thay đổi?

    “Không biết phép tắc!” Triệu Nguyên Tư bất mãn hừ một tiếng: “Ngươi đi thông báo một tiếng, nói là có trẫm đến, bảo bát hoàng tử ra đây nghênh giá!”

    “Chuyện này...” Vẻ mặt lang vệ tràn đầy khó xử: “Bệ hạ, bát điện hạ không ở trong các...”

    “Sao?” Triệu Nguyên Tư ngẩn người, thoáng chốc hiểu ra: “Có phải đi học rồi không?”

    “A... có lẽ cũng không phải đi học...”

    “Sao? Không lẽ đến hậu cung thăm mẫu phi?”

    “Sáng hôm nay đã qua đó...”

    “Vậy bát điện hạ đã đi đâu?” Thiên tử Đại Ngụy càng nghe càng thấy mơ hồ, thầm nghĩ, không phải đi học, cũng không phải đi hậu cung thăm mẫu phi, lại không ở trong Văn Chiêu các, rốt cuộc Triệu Hoằng Nhuận đã đi đâu?

    Đúng lúc này, thiên tử Đại Ngụy đột nhiên nghe thấy từ xa vọng đến tiếng ồn ào.

    “Nô tài... nô tài đúng là bay lên rồi... Điện hạ, điện hạ, nô tài bay lên rồi...”

    “Ha ha ha, các ngươi kéo chặt vào...”

    “Yên tâm đi, điện hạ...”

    Thiên tử Đại Ngụy chau mày, thầm nghĩ rốt cuộc là ai dám gây ồn ào trong cung.

    Ông đi men theo âm thanh đến nơi phát ra nó, không ngờ đi qua chỗ rẽ của các tòa điện, ông kinh ngạc nhìn thấy trên quảng trường cung đình được trải bằng đá xanh ở nơi xa có một nhóm người đang tụ lại cười ha hả.

    Một người trong số đó, rõ ràng chính là người sáng hôm nay gặp ở Văn Đức điện, bát tử Triệu Hoằng Nhuận!

    Lại ngẩng đầu lên nhìn trời, Triệu Nguyên Tư ngạc nhiên phát hiện trên không trung có một thứ đang bay, trông giống một con chim kỳ lạ, điều không thể tưởng tượng nổi chính là bên dưới thứ đó có cột một con người! Dựa vào trang phục, người đó chắc là tông vệ do tông phủ phái đến cho một vị hoàng tử nào đó.

    “Thứ quái quỷ đó là gì? Có thể giúp người bay lên trời?” Thiên tử Đại Ngụy thầm nghĩ. Ông vô cùng kinh ngạc, lặng lẽ đi đến phía sau đám người đó.

    Triệu Nguyên Tư để ý thấy chín thân vệ bên cạnh Hoằng Nhuận, trên tay đang hợp sức kéo một sợi dây mảnh, sợi dây mảnh này nối liền với “quái điểu” trên không trung, nếu không nhầm, con quái điểu có thể cõng người đó, có lẽ là nhờ sức gió mới có thể bay lơ lửng trên không.

    “Khụ!” Triệu Nguyên Tư giơ tay che miệng ho một tiếng.

    Trước đó, dù là hoàng bát tử Triệu Hoằng Nhuận hay tông vệ của cậu, mọi sự chú ý đều tập trung trên trời, không hề phát hiện thiên tử Đại Ngụy lúc này đang đứng sau lưng họ.

    Hiện tại, Triệu Nguyên Tư đã ho một tiếng, chín tông vệ đang đứng dưới đất kéo dây có phản ứng trước, quay đầu lại nhìn.

    Nhìn thôi thì vẫn chưa có gì, khi họ kinh ngạc phát hiện thiên tử đang đứng sau lưng với vẻ mặt không lấy gì làm vui vẻ, họ gần như sợ đến nỗi hồn phi phách tán, làm gì còn tâm trạng kéo dây, lập tức quỳ lạy.

    “Bái kiến bệ hạ!”

    Chưa dứt lời, trên trời đã truyền đến tiếng kêu la thảm thiết.

    Triệu Nguyên Tư ngẩng đầu lên nhìn, kinh ngạc nhìn thấy con “quái điểu” trên trời, do không còn sợi dây phía dưới kéo, không thể tiếp tục giữ thăng bằng trước gió, lập tức rơi xuống.

    “Tiêu rồi! Tiêu rồi! Mục Thanh sắp rơi rồi, mau đi cứu người! Mau lên!”

    Bát tử Triệu Hoằng Nhuận của Triệu Nguyên Tư lúc này cũng không còn tâm trạng hành lễ với phụ hoàng, hốt hoảng dẫn chín tông vệ đi cứu người.

    Nhìn đám người này tay chân luống cuống chạy về phía xa, cố gắng đỡ lấy thân vệ đang rơi xuống từ đầu dây trên trời, Triệu Nguyên Tư không biết nên nói thế nào.

    Sau lưng thiên tử Đại Ngụy, vẻ mặt ba vị đại thần trung thư tỉnh cũng như vừa gặp phải ma, quay đầu nhìn nhau.

    “Bệ hạ, nơi này gió to, e sẽ tổn hại long thể, hay bệ hạ di giá đền Văn Chiêu các trước?” Đổng Hiến cẩn trọng nói.

    Triệu Nguyên Tư hít một hơi thật sâu: “Nói với tên nghịch tử đó, trẫm chờ nó ở tẩm các!”

    “Vâng.”

    ***

    (1) Dĩ quốc vi bổn: Lấy đất nước làm gốc

    (2) Dĩ dân vi bổn: Lấy dân làm gốc

    (3) Sơ xuất mao lộ: Chân ướt chân ráo

    (4) Thiện thực: Thức ăn hàng ngày​
     
    buinhi99, dungkhocnhaem and xaxiubaby like this.
  4. Lôi Soái

    Lôi Soái And so the legend begin! Đại Boss

    Tham gia ngày:
    22/8/14
    Bài viết:
    98,235
    Được thích:
    359,693
    Đại Ngụy Cung Đình
    Tác giả: Tiện Tông Thủ Tịch Đệ Tử
    Chương 4: Nhi Tử Cơ Trí

    Nhóm dịch: Thanh Vân Các
    Nguồn: iRead

    Sau một phen hỗn loạn, thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư xụ mặt đứng trong Văn Chiêu các.

    Trên bàn đặt món đồ gây ra trò hề lúc nãy - một con diều khổng lồ.

    Và trên một khoảng đất trống trong Văn Chiêu các, hoàng bát tử Hoằng Nhuận và mười tông vệ của cậu quỳ ngay ngắn dưới đất, cúi gầm mặt, không ai dám lên tiếng.

    Nhất là thân vệ có tên Mục Thanh, trên đầu còn quấn mảnh vải trắng có thấm vết máu, chắc hẳn lúc rơi từ trên không xuống đã bị thương, những tông vệ còn lại tuy trên mặt đều có vết trầy xước nhưng so ra, vẫn đỡ hơn Mục Thanh rất nhiều.

    “Bốp!”

    Thiên tử Đại Ngụy vỗ mạnh xuống bàn, giận dữ quát mắng: “Hoằng Nhuận, con thật quá láo xược! Một cung đình đang yên đang lành bị con làm cho loạn hết lên! Tông vệ đó của con suýt nữa đã ngã chết!”

    “Thì cũng tại phụ vương thôi, nếu phụ vương không ho một tiếng, sao lại xảy ra chuyện như vậy...” Hoàng bát tử Hoằng Nhuận lẩm bẩm.

    “Con nói gì?” Triệu Nguyên Tư hoàn toàn không ngờ đứa con trước mặt lại dám cãi bướng, ông nâng cao thêm ngữ điệu quát mắng: “Ý của con là tất cả đều tại trẫm sao?”

    “Hoàng nhi không có nói như vậy...”

    Thấy nhi tử nhượng bộ, Triệu Nguyên Tư hạ giận, hắng giọng định nói gì đó thì lại nghe tiếng lẩm bẩm của nhi tử: “Là phụ hoàng tự nói...”

    “Con!” Triệu Nguyên Tư giận đến nỗi không nói nên lời.

    Nhưng dù sao ông cũng là một thiên tử thông minh sáng suốt, nghĩ kỹ lại, nếu không phải ông đứng sau lưng đám người này ho một tiếng, tên tông vệ đó cũng sẽ không bị rơi từ trên không xuống, nói cách khác, quả thật ông có lỗi.

    Tất nhiên, thân là thiên tử Đại Ngụy, Triệu Nguyên Tư không thể dễ dàng nhận lỗi, dù sao cũng liên quan đến sự uy nghiêm của hoàng đế, không phải vấn đề ông muốn hay không.

    “Đây là cái gì?” Triệu Nguyên Tư chuyển đề tài, chỉ vào con diều không lồ trên bàn hỏi.

    “Diều, nhưng con diều của hoàng nhi không phải làm bằng giấy, mà là làm bằng một loại vải nhẹ và không thông gió, còn giá diều cũng làm từ loại tre chắc chắn, rất chắc chắn...”

    Vừa nhắc đến con diều này, Hoằng Nhuận bỗng chốc trở nên vô cùng cao hứng, thao thao bất tuyệt giới thiệu tác phẩm của cậu với thiên tử Đại Ngụy và ba vị đại thần trung thư tỉnh.

    Nhưng tiếc là thiên tử Đại Ngụy lại không đồng tình: “Chỉ là một món đồ chơi!”

    Hoằng Nhuận nghe xong có chút không vui, bĩu môi nói: “Đồ chơi? Dùng nó có thể dễ dàng bay qua bức tường hoàng cung cao chót vót, phụ hoàng còn cho rằng đây chỉ là đồ chơi?”

    Ba vị đại thần trung thư tỉnh nghe vậy sắc mặt khẽ thay đổi, lúc nãy họ chỉ ngạc nhiên vì con diều này lại có thể giúp con người bay lên không trung, nay nghe vị hoàng bát tử này nói như vậy, phút chốc trở nên cảnh giác, thầm nghĩ thứ này nếu lan truyền ra ngoài hậu quả thật khó lường, nếu để những kẻ tâm thuật bất chính có được nó, bức tường hoàng cung không phải sẽ trở nên vô dụng sao?

    “Bệ hạ...” Trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương lập tức muốn nhắc nhở thiên tử Đại Ngụy.

    Triệu Nguyên Tư giơ tay ngăn cản, vì bản thân ông cũng đã nghĩ đến: “Đổng Hiến, chốc nữa ngươi hãy mang thứ này đi tiêu hủy, ngoài ra, ban lệnh cho tất cả cấm vệ canh giữ hôm nay không được lan truyền chuyện này ra ngoài.”

    “Vâng.” Đổng Hiến cúi người đáp.

    “Chờ đã!”

    Triệu Nguyên Tư chau mày nhìn Hoằng Nhuận, người vừa lên tiếng, không vui nói: “Con muốn nói gì?”

    Triệu Hoằng Nhuận giơ tay phải ra: “Bốn mươi lượng.”

    “Cái gì?” Thiên tử Đại Ngụy không hiểu.

    “Con diều này đã tốn của hoàng nhi bốn mươi lượng.”

    Triệu Nguyên Tư ngẩn người, lúc này mới hiểu ra, trợn mắt ngạc nhiên chất vấn: “Con còn dám đòi tiền trẫm?”

    “Con diều nảy đã tốn của hoàng nhi bốn mươi lượng, phụ vương nếu muốn lấy đi, tất nhiên phải hoàn trả tiền vốn cho hoàng nhi, không lẽ phụ hoàng thân là thiên tử Đại Ngụy mà cũng muốn cậy quyền cướp đoạt sao?”

    “Con!” Triệu Nguyên Tư tức đến nỗi run rẩy liên hồi, đùng đùng nổi giận nói: “Đổng Hiến, chốc nữa ngươi hãy lấy bốn mươi lượng từ nội khố của trẫm, hoàn trả cho bát hoàng tử!”

    “Vâng.” Đổng Hiến cong lưng đáp.

    Ba vị đại thần trung thư tỉnh đứng một bên chết lặng, thầm nghĩ vị bát hoàng tử này lại dám đòi đương kim thiên tử trả lại tiền vốn làm con diều, hèn gì dám đề ra câu “dân phú quốc cường”, quả thật gan to bằng trời.

    Ba người họ chỉ có thể thở dài cho qua, nhưng trong lòng thiên tử Đại Ngụy lại không dễ chịu chút nào, bị nhi tử của mình dùng lời lẽ ép buộc đến nỗi không thể không bỏ ra bốn mươi lượng, điều này khiến Triệu Nguyên Tư cảm thấy có chút ấm ức khó chịu.

    Lại nghĩ đến nhi tử Triệu Hoằng Nhuận này xưa nay đều bướng bỉnh ngoan cố, hơn nữa sáng hôm nay lại vô phép vô tắc trên Văn Đức điện, hoàng thí đến trễ đã đành, lại còn bỏ về sớm, Triệu Nguyên Tư cảm thấy nếu không nhân cơ hội dạy dỗ một phen, mầm non hoàng gia này chắc chắn sẽ trưởng thành lệch lạc.

    Nghĩ đến đây, Triệu Nguyên Tư bày ra dáng vẻ của một người phụ thân hỏi: “Hoằng Nhuận, lúc này đáng lý ra con phải đang ở cung học (1) nghe giảng mới đúng, tại sao lại chơi bời ngoài cung?”

    “À, bẩm phụ hoàng, hoàng nhi cảm thấy cung học quá nhàm chán nên trốn học.” Triệu Hoằng Nhuận nghiêm túc nói, lẽ thẳng khí hùng, dường như điều này là lẽ dĩ nhiên.

    Triệu Nguyên Tư phẫn nộ, phải biết rằng xưa nay hoàng tử đều phải đến cung học học hành, đây chính là tổ chế của Đại Ngụy, những hoàng tử khác dù muốn lười biếng cũng phải lấy cớ sức khỏe không tốt, còn nhi tử này thì quả thật quá hay, nói thẳng cung học nhàm chán nên trốn học.

    “Quá nhàm chán? Ý con là, những kiến thức cung học dạy con không cần học nữa?” Triệu Nguyên Tư nói câu này ý muốn cho nhi tử biết, chuyện học hành của con còn chưa đến đâu, không có tư cách nói quá nhàm chán.

    Không ngờ Triệu Hoằng Nhuận lại bĩu môi, nói như đây là lẽ đương nhiên: “Chí hướng của hoàng nhi lại không phải là làm hoàng đế, học những thứ này làm gì?”

    Vừa dứt lời, không những thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư sững sờ, ngay cả ba vị đại thần trung thư tỉnh xuất thân đại học sĩ cũng ngẩn tò te. Những gì dạy trong cung học là kinh điển của các bậc thánh hiền văn học nhiều thế hệ, nhưng trong mắt vị hoàng tử này lại trở thành “những thứ này”.

    Trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương không kìm được bèn lên tiếng: “Kẻ được dạy là Nghiêu Thuấn (2), kẻ không được dạy là Kiệt Trụ (3), đọc sách thánh hiền, làm chuyện nhân nghĩa. Đây chính là nền móng của giáo dục, là nền móng của di thư thánh hiền. Điều bát điện hạ vừa nói, thứ tội cho thần không thể đồng tình!”

    Thiên tử Đại Ngụy ngẩn người, vốn dĩ ông cũng muốn đích thân dạy dỗ đứa con không biết nghe lời này một phen, nhưng không ngờ trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương cũng không nhịn được trước sự khinh bỉ của Triệu Hoằng Nhuận đối với di thư thánh hiền, chủ động xen vào.

    Đây là chuyện tốt!

    Ba vị trung thư đại thần chính là những học sĩ uyên bác, có Lận Ngọc Dương giúp đỡ, thiên tử Đại Ngụy nghĩ rằng ắt sẽ thành công.

    Nhưng không ai ngờ rằng, vị bát hoàng tử Hoằng Nhuận này nghiêng đầu nhìn Lận Ngọc Dương cả nửa ngày, đột nhiên cười nói: “Lời nói của vị đại nhân này, thứ tội cho bổn hoàng tử không thể đồng tình.”

    “Ồ?” Lận Ngọc Dương khẽ cười, hỏi: “Điện hạ muốn tranh luận với vi thần điều gì? Vi thần xin rửa tai lắng nghe.”

    Thấy bát tử Hoằng Nhuận trực tiếp “khiêu chiến” trung thư tả thừa, thiên tử Đại Ngụy cũng cảm thấy có chút thú vị, vẫy tay bảo bát tử đứng dậy. Ông muốn nghe xem vị hoàng tử được đồn là ngoan cố bướng bỉnh này rốt cuộc sẽ nói ra những gì.

    “Tranh luận thì không dám, bổn hoàng tử chỉ muốn hỏi vị đại nhân này vài câu hỏi thôi.” Triệu Hoằng Nhuận đứng dậy, phủi bụi dưới chân, ung dung hỏi: “Nghiêu Thuấn có thầy không? Kiệt Trụ có thầy không?”

    Lận Ngọc Dương chưa mở miệng, trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi đã chau mày trước, thầm nghĩ, Lận Ngọc Dương e rằng sẽ bị lật thuyền trong cống ngầm (4).

    Quả nhiên như vậy, Lận Ngọc Dương dường như cũng nghĩ đến điều gì đó, chau mày nói: “Kiệt, Trụ thân là nhân vương đế chủ (5), tất nhiên có thầy dạy dỗ, còn Nghiêu, Thuấn là thượng cổ thánh hiền, không nghe nói có ai dạy bảo.”

    “Nếu đã như vậy, tại sao người được thầy dạy dỗ lại thành hôn quân, người không được dạy lại thành thánh vương? Có thể nào hiểu theo nghĩa, dạy, không bằng không dạy?”

    Lận Ngọc Dương sắc mặt khẽ thay đổi, thầm nghĩ nếu lời vừa rồi được thừa nhận, vậy chuyện trốn học sau này của vị hoàng tử này không phải sẽ trở thành lẽ đương nhiên sao?

    Nghĩ vậy ông lập tức đáp lại: “Nghiêu Thuấn tuy là thánh chủ, nhưng vi thần cho rằng, ắt hẳn cũng có thánh hiền dạy bảo. Còn về loại hôn quân như Kiệt Trụ, dù có thánh hiền dạy bảo, e rằng cũng là không có tâm trí học hành.”

    “Vị đại nhân này đổi giọng nhanh nhỉ.” Triệu Hoằng Nhuận vô tâm cười nói.

    Lận Ngọc Dương nghe vậy có chút xấu hổ nhưng sự việc đã đến nước này, ông cũng không còn cách nào khác.

    Dù con đường này đã bị Lận Ngọc Dương chặn lại, nhưng sắc mặt Triệu Hoằng Nhuận lại không hề thay đổi, tiếp tục hỏi: “Bổn hoàng tử xin hỏi tiếp vị đại nhân này, đọc sách thánh hiền, làm chuyện nhân nghĩa, sách thánh hiền đó là do ai viết?”

    “Tất nhiên là thánh hiền các triều đại.” Lận Ngọc Dương cảm thấy kỳ lạ vì vị hoàng tử này lại đi hỏi một câu hỏi không có trình độ như vậy.

    “Vậy thánh hiền các triều đại học những kiến thức này từ đâu?”

    “Tất nhiên là...” Nói đến đây, Lận Ngọc Dương chợt thấy hồi hộp, cuối cùng ông đã ý thức được cái bẫy của câu hỏi này ở đâu.

    “Xem ra vị đại nhân này đã đoán được, đúng vậy, bổn hoàng tử chính là muốn hỏi, khi Thương Hiệt (6) tạo ra chữ viết, thánh nhân để lại thư tịch, vị thánh nhân để lại quyển sách thánh hiền đầu tiên, ông ta rốt cuộc đã học từ ai? Nếu có thầy, vậy thầy của ông ta lại học từ ai?”

    Lận Ngọc Dương không còn gì để nói, vì nếu truy về lúc sớm nhất, chắc chắn có một vị thánh hiền không có thầy, nhưng điều này ông lại không thể nói ra, nếu nói ra xem như đã trúng kế của bát hoàng tử, thừa nhận đạo lý ngược ngạo “dạy” và “không dạy” thật ra cũng không khác biệt.

    “Thứ tội cho vi thần tài thô học thiển...” Trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương đỏ mặt tía tai chấp nhận thất bại.

    Thiên tử Đại Ngụy thầm kêu khổ trong lòng, ông vốn muốn mượn mồm Lận Ngọc Dương giáo huấn nhi tử ngỗ nghịch này, không ngờ những đạo lý ngược ngạo của cậu lại có thể làm khó một học sĩ uyên bác như Lận Ngọc Dương.

    Nhưng suy nghĩ lại thiên tử Đại Ngụy lại cảm thấy có chút vui mừng, dù sao nhi tử bị đồn bướng bỉnh ngoan cố này không ngờ lại có thể làm khó Lận Ngọc Dương, như vậy chẳng phải chứng minh nhi tử này cũng có tài năng thực sự sao?

    Thiên tử Đại Ngụy quay đầu sang nhìn trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi.

    Ngu Tử Khởi thấy Lận Ngọc Dương đỏ mặt tía tai rút lui, ngoài việc cảm thấy tức cười, cũng nảy sinh đôi chút hứng thú với vị bát hoàng tử Hoằng Nhuận mới mười bốn tuổi này, lúc này được thiên tử Đại Ngụy dùng ánh mắt ra hiệu, ông lập tức đứng ra, chắp tay cười nói: “Vi thần Ngu Tử Khởi, bái kiến bát điện hạ.”

    “Ông cũng muốn kiếm chuyện đúng không? Nói đi.” Giọng điệu bất lực của Hoằng Nhuận khiến tất cả mọi người trong điện nghe thấy đều cảm thấy có chút tức cười.

    Cố nhịn cười, Ngu Tử Khởi suy nghĩ một lúc, dịu giọng nói: “Thánh nhân dạy rằng, đọc sách thánh hiền, làm chuyện nhân nghĩa chính là bổn phận của con người, không học làm sao biết thế nào là trung hiếu lễ nghĩa, không học làm sao biết thế nào là nhân nghĩa liêm sỉ, mấu chốt không phải ở chỗ dạy hay không dạy, mà là ở chỗ học hay không học, điện hạ đồng ý chăng?”

    “Không tìm được kẽ hở, ông có trình độ hơn vị đại nhân này đó.” Triệu Hoằng Nhuận kinh ngạc nhìn Ngu Tử Khởi.

    “Không dám! Không dám!” Khẽ liếc nhìn Lận Ngọc Dương đang khó xử, Ngu Tử Khởi cười híp mắt nhìn bát hoàng tử trước mặt.

    Triệu Hoằng Nhuận suy nghĩ một lúc, đột nhiên hí hửng cười nói: “Xin phép hỏi vị đại nhân này một câu hỏi.”

    “Mời bát hoàng tử nói.”

    “Nghe nói vài trăm năm trước, trước khi Đại Ngụy ta lập quốc, ở các quốc gia thời đó, trộm cắp là tội chết?”

    “Thiết câu giả tru (7)... Đúng vậy, theo ghi chép quả thật là tội chết.” Ngu Tử Khởi gật đầu, không rõ lý do.

    “Vậy hiện tại ở Đại Ngụy chúng ta thì sao?” Triệu Hoằng Nhuận cười tít mắt hỏi.

    Ngu Tử Khởi nghe mà không hiểu gì, chau mày nói: “Theo luật là bắt giam, xem xét mức độ nghiêm trọng rồi tăng thêm trừng phạt. Điện hạ hỏi vấn đề này để làm gì?”

    “Vẫn còn non quá.” Trung thư lệnh Hà Tương Tự vừa lẩm bẩm vừa lắc đầu, ông biết Ngu đại nhân cũng đã bị trúng kế của bát hoàng tử.

    Quả thật, Triệu Hoằng Nhuận cười tít mắt hỏi: “Luật hình của Đại Ngụy ta và pháp luật thời cổ khác nhau, như vậy có phải có thể hiểu là, tình hình của Đại Ngụy không thích hợp áp dụng luật hình nghiêm khắc? Từ đó suy ra... những quyển sách mà các vị thánh hiền viết vào hàng trăm hàng ngàn năm trước, tại sao vị đại nhân này lại cho rằng chắc chắn sẽ phù hợp với Đại Ngụy? Thời thế thay đổi, thế sự xoay vần, nói không chừng những đạo lý đó sớm đã lỗi thời rồi.”

    “Đạo lý làm gì có chuyện lỗi thời?” Ngu Tử Khởi chau mày hỏi ngược lại.

    “Tại sao lại không có? Chuyện hành quân thời xưa, gặp đại sự không quên đại lễ, quân tử bất trùng thương (không gây thêm sát thương cho kẻ địch đã bị thương), bất cầm nhị mao (không bắt lính già quân địch đầu có tóc bạc), bất dĩ trở ải (không dồn địch vào cửa ải hiểm yếu để giành chiến thắng), bất cổ bất thành liệt (không chủ động tấn công kẻ địch chưa bày xong trận). Thời nay, việc quân cơ không nề dối trá, âm mưu quỷ kế đều dùng tất. Vị đại nhân này, ông nói có phải thế đạo đã thay đổi nên đạo lý này cũng đã thay đổi rồi không? Nếu đã như vậy, tại sao vị đại nhân này cảm thấy, di thư thánh nhân hàng trăm năm trước thì nhất định thích hợp dạy trong thời nay?”

    “Chuyện này...” Ngu Tử Khởi bị bắt bẻ đến nỗi không nói nên lời. Ông biết rõ những gì hoàng tử điện hạ này nói đều là đạo lý ngược ngạo, nhưng lại không nghĩ ra lời nào để phản bác lại.

    Nhìn cảnh tượng này, thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư chỉ có thể thở dài.

    ***

    (1) Cung học: Trường học của hoàng tử.

    (2) Nghiêu Thuấn: Vua Nghiêu và vua Thuấn, hai vị minh quân trong truyền thuyết cổ Trung Quốc.

    (3) Kiệt Trụ: Vua Kiệt và vua Trụ, hai bạo chúa thời Thương và thời Hạ của Trung Quốc.

    (4) Lật thuyền trong cống ngầm: Ví như xảy ra sự cố trong việc đã nắm chắc.

    (5) Nhân vương đế chủ: Vua là người thật, không phải thánh trong truyền thuyết.

    (6) Thương Hiệt: Theo truyền thuyết xưa là người tạo ra chữ Hán.

    (7) Thiết câu giả tru: Kẻ trộm vặt phải bị xử tử.​
     
    buinhi99, dungkhocnhaem and xaxiubaby like this.
  5. Lôi Soái

    Lôi Soái And so the legend begin! Đại Boss

    Tham gia ngày:
    22/8/14
    Bài viết:
    98,235
    Được thích:
    359,693
    Đại Ngụy Cung Đình
    Tác giả: Tiện Tông Thủ Tịch Đệ Tử
    Chương 5: Khuyến Học

    Nhóm dịch: Thanh Vân Các
    Nguồn: iRead

    Thở dài, quả thật chỉ có thể thở dài!

    Nhìn hai vị học sĩ uyên bác trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương và trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi từng người một bị một thiếu niên chỉ mới mười bốn tuổi miệng còn hôi sữa áp chế, thiên tử Đại Ngụy trong lòng thầm kêu lên, nhi tử của ta quả là dị tài!

    Triệu Nguyên Tư không kìm được nhìn sang phía trung thư lệnh Hà Tương Tự. Thiên tử Đại Ngụy lúc này đâu còn tâm trí để ba vị đại thần trung thư này giúp răn dạy đứa con bướng bỉnh ngoan cố này nữa, điều ông muốn nhìn thấy hơn chính là đứa con kỳ dị này của mình có thể nào áp chế được cả Hà Tương Tự không.

    Nếu thật sự lão thần Hà Tương Tự cũng bị áp chế, đây quả thật là một chuyện kỳ lạ!

    Nhìn thấy ánh mắt hơi lộ vẻ tinh nghịch của thiên tử, Hà Tương Tự trong lòng cười khổ một tiếng. Tất nhiên ông hiểu thiên tử đang nổi tính trẻ con, thuần túy chỉ muốn xem kịch hay nhưng chuyện này làm sao có thể để thiên tử toại nguyện được?

    Đường đường ba vị đại thần trung thư tỉnh lại bị một hoàng tử mới mười bốn tuổi bắt bẻ đến cứng họng, nếu lan truyền ra ngoài, mặt mũi đại thần trung thư Thùy Củng điện sẽ mất hết.

    Vì thể diện của đại thần trung thư, vì bộ mặt già nua của bản thân, Hà Tương Tự không muốn bị "lật thuyền trong cống ngầm".

    Ông chậm rãi bước đến trước mặt bát hoàng tử Hoằng Nhuận, cẩn thận quan sát vị bát điện hạ có lời nói cử chỉ đều khác với những vị hoàng tử còn lại này.

    “Quả đúng là một vị điện hạ cơ trí…”

    Trong lòng Hà Tương Tự thầm cảm khái, vừa vuốt râu vừa cười nói:

    “Lão thần sống uổng phí mấy chục năm, khó nói sẽ có gì để dạy điện hạ, như vậy đi, lão thần kể cho điện hạ nghe một câu chuyện.”

    “Mời kể.”

    “Từng có người trồng hai cây non, một cây chăm sóc cẩn thận, diệt cỏ dại quanh gốc cây, cắt bỏ cành nhánh, cuối cùng cây này trưởng thành cao sừng sững, có thể dùng làm trụ cột khi xây lầu cao. Cây còn lại do thiếu sự chăm sóc, cành nhỏ và cong, không thể dùng làm trụ cột, chỉ có thể làm củi. Điện hạ muốn làm trụ cột hay làm củi?”

    Thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư vừa nghe vừa thầm gật đầu.

    Không ngờ bát hoàng tử Hoằng Nhuận nghiêng đầu nhìn Hà Tương Tự một hồi lâu, không trả lời, cậu cũng cười nói:

    “Lão đại nhân, bổn hoàng tử cũng kể cho lão đại nhân nghe một câu chuyện được chứ?”

    “Điện hạ mời kể.” Hà Tương Tự cảm thấy khó hiểu.

    Triệu Hoằng Nhuận suy nghĩ một lúc, mở miệng nói rằng:

    “Dựa theo câu chuyện của lão đại nhân kể tiếp vậy... Trụ cột sừng sững, cuối cùng bị vận chuyển về cung, trở thành trụ cột đại điện. Nhưng tiếc thay các trụ cột khác chưa được chuyển đến mà chỉ có một trụ cũng không thể xây lầu cao. Mùa đông năm đó, cây cột vẫn trơ trọi ở đó. Quay lại cái cây bị cong, người bản địa chặt làm củi, hàng trăm người được trải qua mùa đông ấm áp... Lão đại nhân muốn làm trụ cột hay làm củi?

    “...” Hà Tương Tự mở miệng nhưng lại không nói được lời nào.

    Vốn dĩ là một câu chuyện ngụ ngôn cực hay để khuyên bảo hoàng tử nhưng sau khi bị Triệu Hoằng Nhuận thêm vài câu, hàm ý của câu chuyện đã thay đổi triệt để. Nhất là khi Triệu Hoằng Nhuận còn chỉ rõ một sự thật trong câu chuyện: Một gốc cây cao to sừng sững, đích thực có thể trở thành trụ cột của lầu cao, nhưng vấn đề ở chỗ, chỉ có một cây cột thì không thể nào xây lầu, nếu không có những cây cột khác, cùng lắm cũng chỉ có thể cô đơn làm vật trang trí ở bãi đất trống xây lầu, không có tác dụng. Nhìn lại cái cây bị cong, mặc dù hình dạng không đẹp, nhưng lại có thể cung cấp cho hàng trăm người sưởi ấm nấu nướng, giúp họ vượt qua mùa đông giá lạnh.

    Vậy rốt cuộc là ai cao hơn ai thấp hơn?

    “A ha, xem ra thể diện lão già này hôm nay khó bảo toàn rồi…”

    Hà Tương Tự vừa cười khổ vừa lắc đầu.

    Tuy trong điện ai cũng biết rõ lý lẽ của bát hoàng tử đều ngược ngạo nhưng vấn đề là, những lý lẽ ngược ngạo này là được cậu nói rất rành mạch, nghe quả thật cũng khá hợp lý.

    Lúc này, thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư thực sự rất xúc động, vốn chỉ nghĩ là một trò đùa, không ngờ hoàng bát tử Triệu Hoằng Nhuận lại áp chế được ba vị đại thần trung thư học cao hiểu rộng này, dù là ý đồ bất chính, nhưng điều này ngay cả hoàng lục tử Triệu Hoằng Chiêu cũng chưa làm được.

    Tổ tông Đại Ngụy hiển linh, nhi tử này tài năng không phải có thể sánh ngang cả Hoằng Chiêu sao? Quả là thiên lý câu (1)! Triệu Nguyên Tư thầm vui vẻ cảm khái, nhưng ngoài mặt vẫn không biểu lộ chút nào, dù sao Triệu Hoằng Nhuận tuy có áp chế được ba vị đại thần trung thư, nhưng điều này cũng chỉ càng cổ súy cho sự bướng bỉnh chán học ham chơi của cậu, hành vi này há có thể cổ súy?

    Nghĩ đến đây, Triệu Nguyên Tư hừ lạnh một tiếng, tỏ ra vẻ không quan tâm, mắng:

    “Đều là lý lẽ ngược ngạo! Ba vị đại nhân có lòng tốt khuyên nhủ con, con lại càn quấy bậy bạ, quả thật ngông cuồng!”

    “Những lời này phụ hoàng nên nói từ trước mới đúng, đã đến lúc này rồi, hoàng nhi không phục...”

    “Sao?”

    Triệu Nguyên Tư nghe xong cảm thấy vui mừng, sờ cằm nói với vẻ mặt tinh quái:

    “Nếu đã như vậy, để trẫm hỏi con, con có dám trả lời?”

    Triệu Hoằng Nhuận ngẩng đầu nhìn phụ thân, vui cười nói:

    “Nếu phụ hoàng cũng không thể áp chế con, có phải vị Đổng công công này cũng sẽ đứng ra làm khó con?”

    “Còn ra thể thống gì…”

    Mọi người trong điện tuy cảm thấy tức cười, nhưng không dám tùy tiện lên tiếng, lão thái giám Đổng Hiến lập tức khoát tay nói:

    “Lão nô nào dám?”

    Lúc này, Triệu Nguyên Tư chau mày nói:

    “Trẫm ra câu hỏi cuối, nếu con trả lời được, ừm... trẫm sẽ bỏ qua chuyện con trốn học.”

    Ông vốn định nói, nếu con trả lời được, trẫm sẽ cho phép con không cần đi cung học nữa. Nhưng nghĩ lại, Triệu Hoằng Nhuận quá tinh quái, không chừng trả lời được thật, do đó, thiên tử Đại Ngụy thay đổi ý định ngay lập tức.

    “Chỉ vậy thôi sao? Thôi được rồi, phụ hoàng hỏi đi.” - Triệu Hoằng Nhuận bất mãn nói.

    Thiên tử Đại Ngụy suy nghĩ một lúc, hỏi một câu khiến mọi người kinh ngạc:

    “Sáng nay trên Văn Đức điện, con đề ra bốn chữ “dân phú quốc cường”, vậy trẫm hỏi con, làm sao để khiến dân phú?”

    “Ồ?”

    Ba vị đại thần trung thư kinh ngạc nhìn thiên tử Đại Ngụy, thầm nghĩ, không phải đang khuyên bảo vị điện hạ bướng bỉnh ngoan cố này sao, sao lại trở thành hỏi chính sách? Làm thế nào khiến "dân phú", kế hoạch lớn của quốc gia là điều một vị hoàng tử miệng còn hôi sữa mới chỉ mới mười bốn tuổi có thể trả lời được sao? Bệ hạ rõ ràng đang làm khó bát điện hạ.

    Nhưng điều khiến họ càng kinh ngạc hơn là, Triệu Hoằng Nhuận nghiêm túc trả lời một câu:

    “Trọng thương, bạc phú.”

    Hàm ý chính là ủng hộ thương nghiệp dân gian, cắt giảm thuế má.

    “...” Trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi nghe xong sững sờ, dù sao câu trả lời của Triệu Hoằng Nhuận cũng vô tình trùng hợp với suy nghĩ của ông.

    “Quả nhiên trả lời được…”

    Thiên tử Đại Ngụy sắc mặt vẫn không thay đổi, vì sớm đã dự đoán như vậy, nếu không đã không kịp thời sửa lời hứa:

    “Thuế má là căn cơ của quốc gia, há có thể nói giảm là giảm. Hãy nói cụ thể hơn về trọng thương đi.”

    “Có gì để nói cụ thể chứ, thì là cổ vũ dân gian phát triển thương nghiệp thôi.” - Triệu Hoằng Nhuận tùy tiện trả lời.

    Lúc này, trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi không kìm được mở miệng nói:

    “Nhưng điện hạ, nếu cổ vũ dân gian phát triển thương nghiệp sẽ tổn hại lợi ích quý tộc quyền quý...”

    Triệu Hoằng Nhuận quay đầu nhìn về phía Ngu Tử Khởi, thờ ơ đáp:

    “Trong dân số Đại Ngụy, quyền quý chỉ chiếm hai ba phần, nhưng lại nắm hết bảy tám phần tài phú, trả lại một hai phần cho dân chúng thì có gì to tát chứ?”

    Ngu Tử Khởi nghe xong đôi mắt sáng lên, có cảm giác như gặp được tri kỷ. Lúc nãy ông còn cảm thấy bất mãn vì vị điện hạ này khinh miệt thư tịch do thánh nhân để lại, nhưng ngay thời khắc này, ông hận không được ngay lập tức được cùng vị điện hạ này đàm đạo.

    Vẻ mặt của ông khiến Hà Tương Tự và Lận Ngọc Dương chỉ có thể nhìn nhau cười khổ.

    Cũng may đúng lúc này thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư kịp thời lên tiếng:

    “Con nghĩ như vậy không có nghĩa là quyền quý Đại Ngụy của chúng ta cũng nghĩ như vậy. Trẫm là thiên tử, nhưng nếu quyền quý thiên hạ đều bất mãn trẫm thì trẫm cũng sẽ rất đau đầu. Hiện tại Đại Ngụy tạm không thể động chạm vào lợi ích của quyền quý, dưới tình hình này, nên khiến dân cường bằng cách nào? Đây mới chính là điều trẫm muốn hỏi, nếu con trả lời được, trẫm sẽ cho phép con không cần đi cung học nữa, ngoài ra còn cho thêm con một lời hứa, ngược lại, con cứ ngoan ngoãn đến cung học hàng ngày cho trẫm.”

    Vừa dứt lời, Ngu Tử Khởi vì đã có thiện cảm với Triệu Hoằng Nhuận nên không kìm được nói:

    “Bệ hạ nói như vậy có phải hơi hà khắc không? Bát điện hạ tuy cơ trí, nhưng dù sao cũng chỉ là một thiếu niên mười bốn tuổi, câu hỏi của bệ hạ, vi thần phí gần bốn mươi năm cuộc đời, đọc hơn trăm quyển di thư thánh hiền vẫn khó có thể trả lời, bệ hạ hà tất làm khó điện hạ?”

    “Không làm như vậy thì hoàng bát tử làm sao chịu ngoan ngoãn đi cung học? Tên Ngu Tử Khởi này thật là…”

    Thiên tử Đại Ngụy dở khóc dở cười nhìn vị đại thần trung thư này, lại nghĩ, ban đầu người cố tình nhảy ra làm khó nhi tử của trẫm là ngươi, bây giờ người giúp cầu xin cũng là ngươi, rốt cuộc ngươi đứng về phía nào?

    Triệu Nguyên Tư âm thầm lắc đầu, phớt lờ Ngu Tử Khởi, nhìn chằm chằm vào Triệu Hoằng Nhuận hỏi:

    “Dưới tiền đề không động chạm vào lợi ích của quyền quý, làm thế nào để khiến bách tính Đại Ngụy trở nên sung túc? Con, trả lời được không?”

    “Chuyện này đơn giản thôi.” - Triệu Hoằng Nhuận nhẹ nhàng đáp.

    “Chuyện này... mà đơn giản?!”

    Dù là thiên tử Đại Ngụy hay ba vị đại thần trung thư đều bị câu nói của Triệu Hoằng Nhuận làm cho kinh ngạc ngẩn người.

    Bỗng chốc trong điện im phăng phắc, chỉ nghe tiếng Triệu Hoằng Nhuận vô tư nói:

    “Để con cho một ví dụ. Ví như tài phú của giới quyền quý là tiền trong túi trái của phụ hoàng, còn tiền của tử dân Đại Ngụy là tiền trong túi phải của phụ hoàng, phụ hoàng không muốn lấy tiền bên túi trái bỏ vào bên túi phải, mà lại muốn tiền bên túi phải tăng thêm, như vậy chỉ có một cách.”

    “Cách gì?” - Triệu Nguyên Tư không kìm được kích động hỏi.

    Triệu Hoằng Nhuận nhìn thiên tử Đại Ngụy, bình tĩnh trả lời:

    “Lấy tiền của người khác, bỏ vào túi phải của phụ hoàng!”

    “Hoang đường!”

    Thiên tử Đại Ngụy nghe xong lập tức cảm thấy thất vọng, không vui nói:

    “Không lẽ trẫm lại đi cướp đoạt tài phú của kẻ khác sao?”

    Chưa dứt lời, Ngu Tử Khởi vội vàng lên tiếng:

    “Bệ hạ xin khoan đã!”

    Triệu Nguyên Tư kinh ngạc nhìn Ngu Tử Khởi, phát hiện hắn đang vô cùng kích động nhìn Triệu Hoằng Nhuận, vừa ngạc nhiên vừa vui mừng hỏi:

    “Ý của điện hạ, là từ nước khác?”

    Triệu Nguyên Tư nghe xong mới ý thức được là mình đã hiểu lệch lạc.

    Quả thật, thiên hạ này ngoài Đại Ngụy ra vẫn còn những quốc gia khác. Nếu nghĩ được cách để lấy tài phú của quốc gia khác về, rõ ràng không cần động chạm vào lợi ích giới quyền quý bổn quốc cũng có thể khiến bách tính quốc dân trở nên sung túc. Nhưng, đâu thể nào trực tiếp động binh đi cướp? Như vậy Đại Ngụy chắc chắn sẽ trở thành tấm bia khiến các quốc gia khác liên kết tấn công, hại nhiều hơn lợi.

    “Cụ thể thi hành như thế nào?” - Ngu Tử Khởi đã đưa ra nghi vấn trong lòng của tất cả mọi người trong điện, ông không cho rằng Triệu Hoằng Nhuận sẽ đề ra phương pháp trực tiếp động binh đao không có chút kiến thức này.

    “Mậu dịch! Bằng cách mua bán giữa các quốc gia với nhau!”

    “Giao dịch với nước khác?”

    Ngu Tử Khởi dần bình tĩnh trở lại:

    “Năm xưa Đại Ngụy cũng từng giao dịch với nước khác... nhưng vẫn chưa thấy có lợi ích gì.”

    “Các người đã làm như thế nào?”

    Ngu Tử Khởi trả lời theo sự thật:

    “Có một năm Vệ Quốc thiếu lương thực, quốc quân nước đó phái sứ thần đến Đại Ngụy, xin bệ hạ viện trợ lương thực, để đáp trả, Vệ Quốc tặng cho Đại Ngụy một số ngựa tốt, một số vàng bạc châu báu ngọc ngà, mười mỹ nữ...”

    “Mỹ nữ đâu?” - Bất thình lình, Triệu Hoằng Nhuận cười híp mắt chen vào hỏi.

    Ngu Tử Khởi không ngờ bị hỏi như vậy, trả lời theo phản xạ:

    “Tất nhiên là đưa vào cung...”

    Nói đến đây ông mới bừng tỉnh, lén lút nhìn thiên tử Đại Ngụy, thấy mặt thiên tử Đại Ngụy dường như đang bao trùm một luồng khí đen.

    “Điện hạ chơi xỏ mình!”

    Liếc nhìn Triệu Hoằng Nhuận cười vô tâm, Ngu Tử Khởi đau khổ tột cùng.

    ***

    (1) Câu: Ngựa con.​
     
    buinhi99, dungkhocnhaem and xaxiubaby like this.

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)