7 câu tục ngữ kinh điển bị nhầm lẫn mấy ngàn năm qua!

  1. Truy Mộng

    Truy Mộng Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    2/2/11
    Bài viết:
    635
    Được thích:
    194
    Những tục ngữ cả chúng ta và người dân Trung Quốc dùng trong mấy ngàn năm qua cũng không phải là bản gốc của nó, theo dòng lịch sử mà biến đổi, lịch sử phát triển đã làm biến đổi chúng, khác hoàn toàn so với bản gốc.

    1. Hán :"Giá kê tùy kê, giá cẩu tùy cẩu."
    Việt: "Lấy gà theo gà, lấy chó theo chó."
    Nguyên bản: "Giá khất tùy khất, giá tẩu tùy tẩu."
    Khất là khất cái, ăn mày. Tẩu là ông già, ông lão, ý chỉ già cỗi.
    Việt: "Lấy nghèo theo nghèo, lấy già theo già."
    Ý nghĩa: Đã là nữ nhân thì dù gả cho một tên ăn mày hay một người đứng tuổi cũng phải theo người này cả đời. Theo thời đại mà chữ khất thành kê, tẩu thành cẩu.

    2. Hán: "Tam cá xú bì tượng, đính cá Chư Cát Lượng."
    Nghĩa: "Ba gã thợ giày hơn một ông Gia Cát."
    Việt: "Ba ông thợ da hơn ông Gia Cát."
    Trên thực tế, "bì tượng" gần âm với "tì tướng", ở cổ đại có nghĩa là "phó tướng", nguyên bản ý chỉ trí tuệ của ba phó tướng hợp lại có thể hơn cả một Gia Cát Lượng, truyền lưu lâu ngày lại từ "tì tướng" biến thành "bì tượng."

    3. "Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ."
    Vốn là "Chưa thấy thân quan tài chưa đổ lệ.", thân ở đây là thân thích, có nghĩa là họ hàng, ruột nhìn chứ làm gì có chuyện nhìn thấy quan tài nào cũng rơi lệ? Dần dần biến tấu thành "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ", nếu nhìn thấy quan tài của ai cũng đổ lệ thì thật khó tin.

    4. "Hữu nhãn bất thức kim tương ngọc"
    Tạm dịch: "Có mắt mà không nhìn được vàng."
    Vốn là: "Hữu nhãn bất thức Kinh Sơn ngọc." Kinh Sơn là địa danh thời Sở, nghĩa là thợ làm ngọc phát hiện được ngọc ở núi Kinh Sơn.

    5. Hán: "Bất đáo Hoàng Hà tâm bất tử."
    Nghĩa: "Chưa thấy Hoàng Hà chưa hết hy vọng."
    Việt: "Chưa tới phút cuối chưa thôi."
    Vốn là "Bất đáo Ô Giang tâm bất tử."
    Ô Giang là nơi Hạng Vũ tự vẫn, Ô Giang biến thành Hoàng Hà, thật khó hiểu.

    6. "Cẩu thí bất thông."
    Dịch: "Rắm chó không kêu."
    Thành ngữ này ban đầu là: "Cẩu bì bất thông" tức là "Da chó không thông."
    Da chó không có tuyến mồ hôi, chó luôn mượn đầu lưỡi để thoát nước, "da chó không thông" ý chỉ đặc điểm này, dần dần biến tướng thành như thế.

    7. "Vương bát đản."
    Đây là một kiểu mắng chửi người trong dân gian, trên thực tế là "Vong bát đoan." "Bát đoan" thời xưa chỉ "hiếu, để, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ", ý chỉ làm người mà quên mất mấy thứ này tức là không còn là người nữa, nhưng dần dần biến tấu thành "vương bát đản."


    Truy Mộng dịch từ zongheng, chỉ lấy gốc và biến tấu của nó, còn cách diễn đạt đều là vừa dịch vừa thêm vào ý kiến của mình, có gì thì quăng tạ Truy Mộng ấy...
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/5/11
  2. Truy Mộng

    Truy Mộng Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    2/2/11
    Bài viết:
    635
    Được thích:
    194
    Bát đoan là gì?
    Bonus thêm:


    1.Hiếu: tức là hiếu thảo. Hiếu thảo với cha mẹ là điều căn bản làm con. Hiếu thảo nghĩa là báo đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ, hiếu thảo cũng có nghĩa là biết vâng lời cha mẹ chỉ dạy.

    2. Ðể: tức là kính trọng. Kính trọng người lớn hơn mình vì mình làm em nên có bổn phận phải kính trọng anh chị mình.

    3.Trung: tức là trung thành. Hết lòng trung thành với đất nước của mình, đó là trách nhiệm của người công dân, có tận trung thì mình mới báo đền được công ơn của đất nước.

    4.Tín: tức là nhiệm. Ðối với bạn bè phải có tín nhiệm, hứa với bạn chuyện gì thì phải làm chuyện đó, không thể thất tín, sai hẹn.

    5.Lễ: tức là lễ phép. Ðối với người, mình phải có lễ phép, phải hết sức khiêm nhường. Nếu không có lễ thì mình chỉ là thú vật mà thôi. Cho nên các bạn nhỏ, khi gặp các thầy cô thì phải biết chào hỏi, về nhà gặp cha mẹ phải biết lễ phép.

    6.Nghĩa : tức là nghĩa khí. Thấy điều gì có nghĩa thì phải dũng cảm mà làm. Khi thấy ai gặp tai nạn thì mình phải tận lực giúp đỡ, giải quyết vấn đề giúp họ. Với bạn bè thì mình phải có đạo nghĩa ; khi giúp ai không cần có điều kiện gì cả, tuyệt đối không có tâm mưu đồ mong đền ơn đáp nghĩa.

    7.Liêm : tức là liêm khìết. Người liêm khiết thì bất luận gặp hoàn cảnh nào cũng không động lòng tham cầu, cũng chẳng muốn hưởng tiện nghi. Hơn nữa mình phải có tinh thần chí công vô tư, và biết quên mình mà làm chuyện ích chung.

    8.Sỉ : tức là hổ thẹn. Gặp chuyện gì không hợp đạo lý, đi ngược lại với lương tâm của mình thì tuyệt đối chẳng làm. Con người nếu không biết hổ thẹn thì giống như cầm thú vậy.

     
    Last edited by a moderator: 12/9/11
    Lachrymose_37 thích bài này.

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)