LS Q.Sự Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến - Chương 50

  1. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 45 Liên hoàn kế
    Nếu có người thắc mắc về việc xe công thành cũng tấn công thành trì nhưng đâu có lợi hại như trong trận đánh bờ Đông sông Lục Hải của quân Đại Việt . Xin thưa rằng thành trì và các chiến thuyền bị mắc cạn là hai khái niệm khác hoàn toàn nhau.
    Thành trì thường kéo rất dài thế nên một vài xe công thành không thể làm nên quá nhiều uy hiếp cho chúng. Có rất nhiều cách đối phó xe công thành như dùng hỏa công, dùng máy bắn đá, bắn tên có dây rồi kéo đổ, hoặc đơn giản nhất là xuất ra kị binh mà tập kích. Nhưng các cách đó đều ko thể dùng được đối với quân Đông Ngô lúc này. Họ chỉ biết trốn đông trốn tây tránh tên mà thôi.
    Đông Ngô cũng có dùng tên lửa với hi vọng có thể đốt cháy thành trẻ, xong hệ thống máng nước lắp trên đầu thành tre đã khiến họ tuyệt vọng. Mà chính cái tên gã dập mông xiu xẻo chính là nhân viên bổ xung nước cho máng . Chỉ cần thấy mũi tên lửa cắm vào mặt ngoài hơi nhiều thì tên binh sĩ điều khiển máng nước giật một cái, vậy mà máng nghiêng ra ngòa và đổ úp xuống dập tắt lửa. Sau đó là bổ xung lại nước mà thôi.
    Dằng co càng kéo dài thì quân Ngô thiệt hại càng lớp hơn, giờ đây tuy họ ẩn úp tứ phía vì biết rằng quân Lạc Việt không có ý định tấn công lên thuyền của họ. Nhưng lúc này đây Đại Việt quân đã thay đổi sách lược. Họ bắt đầu bắn tên có lửa lên thuyền Đông Ngô . Có phải Nguyên Quốc phiền chán trước cảnh dằng co mà muốn thiêu hủy thuyền. Sự thật thì không phải như vậy. Những vị trí bắn của họ khá ảo diệu, nó tránh toàn bộ những phần dễ gây hỏa hoạn lớn như cánh buồm, quận dây chảo v.v… Những mũi tên lửa đa phần bắn lên sang thuyền cạnh chỗ dễ bắt lửa mà thôi. Nếu kịp thời cấp cứu thì thuyền không thể cháy được. Việc nầy khiến các sĩ quan trên thuyền phải lệnh cho lính ra khỏi chỗ ẩn núp mà cứ hỏa. Vậy thì họ thành mục tiêu của các xị thủ bên Đại Việt rồi. Tuy rằng đã che chắn bằng khiên, nhưng với tầm bắn rát và nhiều góc độ thì việc linh sĩ Đông Ngô bị thương là không tránh khỏi.
    Tình hình chiến đấu nhạt nhào và dằng co kéo dài 2 tiếng đồng hồ, đến lúc này thì Nguyên Quốc không còn kiên nhẫn nữa, vì kể cả bắn tên lửa để dụ địch thì tốc độ tiêu diệt quân Đông Ngô quá chậm. Thành Khúc Dương vẫn là mối quan tâm lớn nhất của Nguyên Quốc, một mệnh lệnh mới được ban ra… 4 cỗ máy bắn đã Catapult cỡ nhỏ được điều lên chiến trường. Những Chiếc Catapult này chỉ có kích thước bằng 2/3 những chiếc đang thủ thành tại Khúc Dương mà thôi. Đây là những chiếc Catapult chế riêng cho cuộc chiến này và có lẽ chúng cũng có thể được trang bị trên những Chiến Thuyền nd này nếu phe Đại Việt có thể chiếm được.
    Chiếc Chiến thuyên Đông Ngô ngoài cùng cuối hướng gió bị chọn làm mục tiêu. Một loạt bình gốm dầu được bắn lên thuyền này. Quân Đại Việt bắn rất từ từ để cho các thuyêng khác cùng quan sát. Đầu tiên lính Đông Ngô rất lo sợ với màn tấn công này, họ nghĩ đó là đá bắn lên sẽ gây thương tích, nhưng sự thật thì đây chỉ là những bình gốm chứa chất lỏng lạ hơi sánh mùi hăng hăng mà thôi. Đông Ngô quân ban đầu cũng nghĩ đây là độc dược thế nhưng ngay lập tức họ phủ nhận vì nó hoàn toàn không gây khó chịu cho họ. Ngay cả những người bọ chất lỏng này rơi trúng người cũng không sao.
    Sau 4 lượt bắn thì 16 bính dầu có đến 12 bình đã vỡ trên sàn thuyền quân Đông Ngô, chỉ có 4 bình là trượt mục tiêu mà thôi . Sau đó là một mũi tên có lửa bất ngờ đượ bắn ra từ thành tre bên bờ sông hướng thẳng tới Chiến thuyền này. Chỉ trong một giây thôi cả con thuyền bừng cháy như ngọn đuốc. Quân lính trên thuyền bị đốt cháy không lối thoát mà kêu gào thảm thiết trong ngọn lửa. Đây chính là cảnh trong tu la địa ngục mới có mà thôi. Cũng có một vài người chưa bị bắt lửa muốn lấy nước tạt vào cứu hỏa nhưng lạ thay khi nước tới nơi thì ngọn lửa lại bùng lên hung tợn hơn.
    9 thuyền còn lại của Đông Ngô chứng kiến hết cảnh tượng này trong mắt. Họ đang kinh hãi, bàng hoàng, sửng sốt và tuyệt vọng. Đã có một số binh sĩ Đông Ngô tự động nhảy xuống sông dựa vào khả năng bơi lội siêu cường mà bơi qua bên kia bờ tây. Họ không thể tưởng tượng được nếu mình rơi vào hoành cảnh đó sẽ phải làm gì. Thời này đúng là cũng có dầu thực vật dùng làm hỏa công, ví dụ như dầu cải, dầu Trẩu.. nhưng số lượng hạn chế và khả năng cháy không khủng bố như chất lỏng của quân Lạc Việt.
    Sự việc hoàn toàn mất khống chế khi 4 chiếc Catapult được vận chuyển lên đầu gió và bắn những bình dầu lên một chiến thuyền khác cách xa chiến thuyền đang cháy. Nguyên Quốc dĩ nhiên không muốn đốt hết tất cả chiến thuyền này. Hắn giờ đây đã coi đó là tài sản của mình. Đốt một cái đã làm hắn tiếc đứt ruột rồi. Đốt hết chỗ này có lẽ hắn phát điên cũng có thể. Binh lính trên thuyền bị bắn dầu không còn nghe lệnh của chủ soái nữa mà chạy vù vù qu thuyền khác hoặc là nhất quyết lao xuống Sông mà bơi qua bờ Tây. Sự việc trở nên mất khồng như một dịch bệnh lan truyền , chỉ cần thuyền nào trúng một bình dầu thôi thì quân lính cũng nháo nhào mà nhảy xuống sông cả rồi.
    Đứng trước tình hình 3 quân tan vỡ thì chủ soái thủy quân quyết định cho toàn quân nhảy xuống sông mà bơi qua bờ bên kia. Với tình thế này quân Đông Ngô không thể tập hợp lại thành sức mạnh mà tiến hành chiến đấu trực tiếp đánh thẳng lên bờ cho được. Vậy là hơn 500 quân Đông Ngô tập thể mà mang theo vũ khí nhẹ nhanh tróng nhảy suống song chạy trốn. Quả thật khả năng bơi lội của họ cựu tốt.
    Nhưng sự việc nếu đơn giản vậy thì không gọi là chiến tranh. Thủy quân Đông Ngô rút lui thì thủy quân Đại Việt xuất kích. Chỉ thấy quân Đại Việt túa ra khỏi những chiếc xe công thành mà chạy về phía thượng nguồn. Từ bên bờ song họ kéo những bè gỗ thô sơ dài 5m rộng 2m ra khỏi những ngụy trang lau sậy . Chúng đã được để sẵn tại đây để chờ tình huống này . Đây chính là "chiến thuyền" của quân Đại Việt. Hơn 25 bè tre nứa được kéo đến mỗi bè như vậy có thể chứa được 10 người. Trên các bè gỗ được tạo lan can cẩn thận để người dưng phía trên khó ngã xuống nước mà người bơi phía dưới nước khó mà trèo lên một cách dễ dàng. Nếu không có các lan can này thì chưa chắc an toàn với đội thủy quân thiện chiên Đông Ngô, ngay cả khi họ không thuyền mà bơi trong nước.
    Các bè tre được đặt hơi chếch lên thượng nguồn để lợi dụng lực trôi xéo của dòng chảy. Các chiến sĩ Đại Việt ra sức chống những chiếc sào ( không biết đúng hay không xào hay sào tra google không thấy) đẩy các bè tre băng băng xuôi theo dòng chảy xéo về phía bờ tây mà tiếp cận lũ lính Đông Ngô đang bơi lội. Trên mỗi bè có 3 lình trường thương chuyên dùng thương để chọc người đang bơi, ba đao thuẫn để canh phòng lính Đông Ngô lặn sâu rồi tiếp cận bè mà vọt lên 2 lính cung thủ và hai người chống sào. Đội hình này cực kì chuẩn xác trong việc tiêu diệt đối thủ đang bơi trong nước. Năng suất giết người của trường thương binh lúc này là mạnh nhất. Chỉ cần 1 chọc thì chiếc thương dài đến 3,2m của họ sẽ lấy mạng người ngay lập tức.
     
  2. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 46: 800 nô lệ
    Sau 1 tiếng đồng hồ thì trận tàn sát trên sông cũng kết thúc. Nói là tàn sát nhưng sự thật hơn 600 người Hán nhày xuống sông chỉ có gần 100 người bị giết mà thôi. Hơn 100 tên bơi nhanh thì kịp thoát lên bờ mà trốn biệt vào rừng, có 421 người đầu hàng, họ chấp nhận ném vũ khí của mình lên các bè tre và bám theo bè bơi ngược về phía bờ Đông.
    Nơi Bờ Đông quân Đại Việt đang cong đuôi cứu hỏa chiếc thuyền bị cháy. Không phải họ tiếc gì cái thuyền này mà họ đang cố cứu người. Trong mỗi thuyền có đến 80 tên nô lệ đang bị gông cùm trong tầng dưới của thuyền, đây là những tay chèo của Đông Ngô . Số quân đội còn lại của Đại Việt tiếp nhập các thuyền đang mắc cạn của Đông Ngô để lùng bắt những kẻ sót lại thì họ phát hiện đám người bị gông cùm này.
    Đám nô lệ chèo thuyền này là lính Ngụy hoặc Thục bị bắn trong các trận chiến tại Trung nguyên, họ đều là những người trẻ khỏe chính vì vậy bị Đông Ngô tận dụng thành các nô chèo. Nhưng Nguyên Quốc sáng mắt, đây sẽ là lực lượng chiến binh của hắn đấy, vì những người này không có sự lựa chọn nào cả, giờ đây họ cách quá xa đất mẹ rồi, chỉ có thể trở thành quân đội của Đại Việt , sau vài năm cưới vợ sinh con tại mảnh đấ này, học ngôn ngữ, văn hóa nơi đây thì họ chính là người Việt rồi. Nguyên Quốc tin rằng với chính sách đối xử tiên tiến cùng với những hiểu biết của hắn về máy móc cơ khí phục vụ sản xuất thì đời sống của người Việt gốc Lạc – Âu cũng như người Việt gốc Hán sẽ bay vọt về cả chất và lượng. Đến khi đó có đánh đuổi những kẻ Việt gốc Hán này cũng không đi. Bởi có quay về trung nguyên thì họ cũng là tầng lớp thấp nhất, nghèo khổ nhất, bị lôi ra chiến trường làm kiến hôi mà thôi.
    Vậy nên 80 người trên con thuyền đang cháy ở mặt sàn và tâng lâu kia là tài sản của Đại Việt , Nguyên Quốc tất nhiên không thể lãng phí được. Việc cứu hỏa cũng như đập phá thân thuyền để cứu hộ diễn ra hết sức nghiêm túc trước ánh mắt cảm động vô bờ bến của nô lệ trên các thuyền không cháy. Còn về cảm giác tìm được đường sống trong cõi chết của 80 nô lệ trên con thuyền đang bốc cháy ngùn ngụt thì khó có lời nào có thể mô tả hết. Cả đám khóc mà quỳ dưới đất lạy lục cảm ơn các binh sĩ Đại Việt . Chỉ có những ai bước một chân vào tử vong lộ mới hiểu được cảm giác của họ lúc này là gì. Phải nói họ dành tình cảm biết ơn trân thành và sâu sắc nhất cho những ân nhân đac cứu vớt mạng sống của họ. Đừng tưởng công việc cứu hộ dễ dàng , hơn 20 tên bị bỏng đang ngồi bôi thuốc đằng kia là đủ biết tình thế khó khăn ra sao.
    Lúc này trên bục cao của thành tre Nguyên Quốc đang đứng đó. Rất nghiêm nghị mà phát biểu.
    - Các ngươi ở đây gồm 800 người có Thục dân, Ngụy dân... Nhưng ta nói để câc ngươi rõ, các ngươi đang đứng trên mảnh đất Đại Việt rất xa ở phía nam. Cách nơi các ngươi được sinh ra cả vạn dặm... Ta có thả các ngươi đi thì các ngươi cũng không về nổi, cuối cùng lại bị kẻ thù của các ngươi bắt được và biến thành nô lệ một lần nữa. Ta cho các ngươi một cơ hội ở lại nơi đây, được trở thành người Việt, là người Việt gốc Hán nhưng được đối xử công băng như người Việt bản địa. Các ngươi sẽ được phân ruộng tốt, được cung cấp lúa giống, được cung cấp vật phẩm canh tác… ai không thích làm nông thì có thể đi lính được bao ăn và trả tiền lương, có tiền rồi cưới vợ sinh con là chuyện bình thường. Ta ở đây muốn hỏi các ngươi muốn một lần nữa muốn làm nô lệ cho Đông Ngô hay một lần nữa đứng dậy làm người, trở thành Người Việt.
    Lúc này thì tên thư sinh Cao Thích đứng phía dưới mà nghiến cổ lên gào tướng phiên dịch lại ý của Nguyên Quốc cho đám nô lệ chèo thuyền nghe. Đúng như những dự đoán các nô lệ này nghe xong thì kích động khôn nguôi, bọn họ quỳ lạy mà cả tạ mà hô to lên rằng ta muốn làm người Việt. Nhưng lúc này tên Cao Thích lại giơ tay làm kí hiệu im lặng sau đó hắn nói với chúng nô lệ.
    -Muốn làm người Việt phải học tiếng việt, học văn hóa việt. Bắt đầu từ câu "ta muốn làm người Việt" , hãy nói bằng tiếng Việt câu nói này… nhắc theo ta.
    - TA MUỐN LÀM NGƯỜI VIỆT …. Tên Cao Thích vậy mà hô to câu này bằng tiếng việt cho chúng nô lệ Hán nhân nghe..
    Vậy là 800 nô lệ Hán nhân thuộc hai nước Thục, Ngụy đồng thanh bắt trước mà hô vang…
    -- TA MUỐN LÀM NGƯỜI VIỆT….- TA MUỐN LÀM NGƯỜI VIỆT….- TA MUỐN LÀM NGƯỜI VIỆT..
    Tiếng hô vang vọng cả một vùng, vang qua cả các binh sĩ Đại Việt trên bè tre đang quay trở lại sau khi lùng bắt binh lính Đông Ngô nhảy xuống sông.
    Nhìn đám binh sĩ Đông Ngô đang bị áp giải lên bờ, lại nhìn những chiến thuyền nằm mắc kẹt , sau đó quay qua nhìn chúng nô lệ Hán tộc vừa thu phục thì một ý tưởng lại nảy sinh trong đầu Nguyên Quốc . Lúc đầu hắn muốn chưng dụng mọt số thủy binh Đông Ngô ép họ dạy kĩ thuật đi thuyền cho binh lính Đại Việt. Nhưng cách cưỡng chế này khả năng nhiều tác dụng ngược, do bọn lính Đông Ngô có thể dấu mài mà không chỉ hết. Nhưng lúc này tì tốt rồi, tự nhiên có đám nô lệ Hán tộc từ trên trời rơi xuống này thì khác. Trong mấy trăm tên nô lệ này chắc hẳn có một đám biết đến thủy chiến. Lý do cực đơn giản, quân Ngô không mấy mạnh về lục binh và kỵ binh, điều này thấy rõ trong trận Xích Bích thì việc ngăn chặn các hướng bộ binh cùng Kỵ binh quân tào thì thường do bên lưu bị đảm nhiệm Lưu Bị . Ngay cả lúc này đây khi Đông Ngô lập thành một trong ba thế lực lớn nhất của Trung Hoa thì lực lượng Kị binh của họ không thể sánh cùng Ngụy, bộ binh thì kém Thục. Nhưng Thủy Binh thì Đông Ngô vẫn là nhất, do đó nếu co va chạm thì Đông Ngô thường là thắng các trận thủy chiến. Nô lệ cũng từ đó mà ra thôi… theo Nguyên Quốc suy luận thì trong số này có không ít kẻ biết điều khiển thuyền đâu.
    - E hèm ai trong số các ngươi sẽ đi làm binh, ai về làm nông có thể đưng ra… bên phải là binh bên trái là nông…
    Tên Cao Thích vừa chưa phiên dịch hết câu thì 800 tên nô lệ đã ào ào chạy qua bên phải. Nói chuyện đùa a, vùng này bọn hắn chưa bao giờ canh tác, không biết làm có đủ ăn không. Nghe vị thủ lãnh trẻ tuổi kia nói đi làm binh được ăn no, còn được phát lương mang về tích lũy cưới vợ, đẻ con. Chuyện tốt này ở trung nguyên làm gì có. Ở nơi đó bọn họ là bị " chưng binh" ép buộ đi lính, ra chiến trường…. được ăn no là tốt rồi lấy đâu ra trả lương.. chỉ có các sĩ quan mới có, hoặc lính thuộc dòng chính thân quân của các tướng lĩnh mới có đãi ngộ này a. Không ai bảo ai 800 tên chen trúc tranh đoạt nhau mà chạy qua bên phải.
    Lúc này Nguyên Quốc mới ngớ ra, không ngờ tụi này muốn đi làm binh. Vậy nên hắn đành ra một sắc lệnh nữa:
    - Chỉ tuyển 400, ưu tiên người biết điều khiển thuyền, biết thủy chiến những người như vậy bước lên phía trước….
    Đùa à toàn quân của Nguyên Quốc giờ đây mới có 1200 Việt tộc, tuyển tận 800 Hán binh có mà loạn cả bày. 30% số quân là Hán tộc thì còn nghe được. Thế nhưng đầu của Nguyên Quốc to như cái đấu rồi vì 800 tên nô lê này cùng chạy lên phía trước theo sau tiếng phiên dịch của Cao Thích .
     
  3. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 47: Gladius Pompeii
    Sau khi hơn 400 tên tù binh được áp giải về bên bờ Đông Sông Lục Hải thì mọi chuyện trở nên sang tỏ hơn rất nhiều. Trong lũ hàng binh tuy không bắt được tướng giặc nhưng cũng bắt được khá nhiều sĩ quan cao cấp. Thế nên thông tin về số binh lực tién đánh Khúc Dương của hai thành Kê Từ và Bắc Đài được làm rõ. Chỉ vơis 1200 binh thì chúng không thể làm gì tổn thất cho thành Khúc Dương Cho được. Với những bố trí cảu mình Nguyên Quốc tin tưởng ít nhất phải có hơn 200 binh mới có thể gây ra thiệt hai đáng kể cho Khúc Dương. Còn nếu muốn công chiếm Khúc Dương thì không trên 3000 binh là không thể.
    Chính vì lẽ đó mà Nguyên Quốc quyết định ung dung ở lại bố trí nơi này. Tất nhiên không thể không tăng binh cho khúc dương được. 100 ngưu kị được cử về Khúc Dương cùng 250 binh hỗn hợp trèo bè qua sông. Voi thì chịu hẳn rồi chúng mà đi xuống gần bờ sông thì rất dễ sa lầy.
    Giờ đây 350 binh đã quay lại cứu viện Khúc Dương do trâu có thể dễ dàng bơi qua sông. Thậm chí kị minh còn ngồi trên mình trâu mà bơi qua, đội hình này chả khác gì binh chủng thủy xa của hiện đại, địa hình nào cũng chơi.
    Giờ đây tại Bờ Đông là cảnh tượng lao động hăn say của 800 nô lệ cũ giờ đây đã biến thành thủy binh Đại Việt. Thêm vào đó là sự lao động cưỡng ép của hơn 400 tù binh Đông Ngô. Họ đang khai thông để đẩy 9 con thuyền mắc cạn ra khơi. Chiếc thuyền chiến bị cháy chỉ có thể cứu ra một phần lương thực và hàng hóa ở ngăn đáy mà thôi. Còn phần lớn đã cháy hỏng rồi.
    Có được chiến 9 chiến thuyền cỡ trùng này thì Nguyên Quốc đã có thể chở được gần ngàn quân dong duổi cơ động rồi. Com số này là khá tốt trong hoàn cảnh này rồi. Nên nhớ nếu theo đường sông từ của Nam Triêu tiến vào sông Bạch Đằng, rồi đi vào nhánh Trúc Động. Từ đây thủy quân của Nguyên Quốc có thể uy hiếp tất cả các thành Liên Lâu, Bắc Đái và Cổ Loa. Quan trọng là đi bằng đường thủy Nguyên Quốc có thể mang theo lương thực, các máy móc và đại lượng thuốc men. Nếu có đủ số lượng tàu thuyền và tay chèo thì đến cả Voi chiến hắn cũng vận chuyển đi được. Chỉ cần 3 ngày là có thể từ Khúc Dương theo đường thủy mà tới Cổ Loa, quan trọng nhất là quân sĩ không mệt mỏi.
    Giờ đây 400 tù binh Đông Ngô thì mặc đồ nô lệ. Còn 400 tên đã từng là nô lệ kia lại nghiễm nhiên biến thành thủy binh rồi. Vì số lượng thuyền lên đến 9 chiếc nên cần 720 tay chèo, do đó dù thoát kiếp nô lệ nhưng 300 tên Việt tộc gốc Hán vẫn phải chèo thuyền. Nhưng Nguyên Quốc đã nói rồi, chèo thuyền cũng có ăn cũng được trả lương như đi lính. Thế là mấy tên Hoa kiều này vui như chảy hội. Đơn giản thôi, làm lính phải chiến đấu. Có khi chết ấy chứ nhưng làm tay chèo chui trong bụng thuyền chả mấy khi trúng tên mà chết. Đãi ngộ thì như nhau, thế nên chọn làm chèo thuyền hóa ra lại tốt hơn, sự đời nó vậy đấy. Mới mấy phút trước những tên này còn xụ mặt vì không được lựa chọn làm binh, giờ lại vui vẻ ha ha vì được làm tay chèo, đúng là Tái Ông mất ngựa chưa chắc đã là chuyện buồn.
    Phải đến cuối buổi chiều thì 9 chiếc thuyền mới được khai thông hoàn toàn mà ra khơi. Chúng được chèo ngược dòng mà lửng lơ đi về phía thành Khúc Dương.
    Lại nói về Thành Khúc Dương trận chiến dài kì hơn nhiều so với trận thủy chiến bên bờ Đông sông Lục Hải. Lúc này mặt trời đã gần lặn rồi. Dưới tường thành là một cảnh máu me ghe rợn,trên tường thành là một mảng hỗn độn tranh đấu. Phải nói rằng quân Dương Việt , Mân Việt, hay Điền Việt đều là những tay cừ khôi trong công thành chiến. Họ leo thang như đi đất bằng. Có nhưng kẻ còn như thạch sùng mà bám vào thành đất trèo lên. Quân số của hai bên gần như tương đương, quân của Đại Việt thì có địa lợi khi họ đứng vững trên thành mà tấn công người leo lên. Nhưng mà quân Dương Việt và Mân Việt lại có kinh nghiêm tác chiến phong phú hơn, vì ít nhất bọn chúng là lính tinh nhuệ của từng bộ lạc các vùng gồm Uất Lâm, Nam Hải và Thương Ngô. Thành thử ra sau khi tiêu diệt hơn 200 lính Đông Ngô thì quân Đông Ngô cũng bắt đầu tiến lên được đầu thành và chiến đấu. Thương vong của quân Đại Việt bắt đầu mở rộng. Cái này đơn giản vì 500 dân binh được luyênh tập quá ít trong khoảng thừoi gian vừa rồi. Họ còn phải tiến hày cả trồng khoai trên đồi thế nên mỗi ngày chỉ có 1/2 tiếng luyện tập mà thôi.
    Cũng may mắn mà Đại Việt thực hiện chế độ trang bị toàn dân vật nên ai cũng có một bộ giáp mây chắc chắn, Kiếm của Đông Ngô chém khó đứt. Thế nhưng kiếm của đông Ngô cực nặng, đến tân 3,5 kg nên kể cả chém không đứt giáp thì nó cũng như cái chùy mà đập thẳng vào cơ thể. Nứt xương, nội thươn là hoàn toàn có thể xảy ra, nếu đánh trúng đầu khả năng tử vong rất cao. Khi hai quân nhốn nháo một chỗ thì cung tiễn thủ dân quân rất khó có thể bắn được kẻ địch vì rất dễ ngộ thương quân mình. Nhung tình thế có vẻ khá khẩn trương nên Lê Loi hạn lệnh bắn thẳng vào đám đông không càn phân địch ta. Đơn giản cì mũi tên đồng không thể hại chết được quân mình, cùng lắm là tổn thương mà thôi. Nhưng nếu quân địch trúng tên thì chết chắc.
    Mệnh lệnh đưa ra hiệu quả rõ ràng, quân Đông Ngô trở nên bối rối cực kì, họ dần vị đẩy lui xuống dưới thành. Su một hòi bỡ ngỡ vì sự máu tanh của cận chiến thì 500 dân binh đã bắt được nhịp chiến đấu, giờ đây kiếm hai lưỡi của họ trở nên cực kì lợi hại. Nhưng giờ dây dân binh chỉ còn lại gần 400 thôi, trong phút chốc thất thần bỡ ngỡ do cận chiến máu tanh mang lại mà gần năm mươi người thiệt mạng, 50 người khác phi thương phải rời khỏi đội hình chiến đấu.
    Điều đáng kinh ngạc là những dân quân còn lại sau một lần bỡ ngỡ do sự hung hãn của quân thù thì giờ đây họ đã bắt được nhịp độ trận chiến. Và.. điểm đáng nói ở đây là kiếm hai lưỡi của họ trở nên hiệu quả ngang ngửa thanh Katana của binh sĩ chính quy. Đâu là điểm lý giải chi điều này thì các đan quân này không biết vậy nhưng họ tưng bùng chiến đấu như những con bò mộng thực sự. Đôi lúc có cảm giác họ dễ chém hoặc đâm trúng quân Dương Việt hơn cá những quân chính quy được luyện tập kĩ hơn họ. Điều này làm chon gay cả quân chính quy cũng trở nên quá ngạc nhiên. Dõ rang katana của họ dài hơn sắc hơn nhưng lại khó đánh trúng đối thủ hơn. Mà thanh kiếm được Thủ lĩnh Nguyên Quốc gọi bằng một cái tên rất khó đọc Gladius Pompeii này chỉ có chiều dài 55cm nặng 1 kg mà thôi. Nhưng không hiểu sao chúng hiệu quả đến vậy trong cuộc chiến đấu này. Lý Tứ nhìn thấy tất cả điều này và hắn nhất định phải báo lại thong tin quan trọng này cùng Nguyên Quốc.
    Quân Dương Việt tấn công không biết mệt mỏi nhưng lần lượt bị đánh lui, quân số cảu họ quá ít để công thành trì. 1200 quân của họ giờ chỉ còn lại 600, đa phần là chết trong quá trình tiến lên đầu thành. Điểm quan trọng giờ đây trong 600 quân thì đến 300 là cung thủ, họ không thể nào dùng 300 người mà leo thành chiến đấu cùng 800 binh sĩ có sự hỗ trợ của 300 cung thủ hai bên. Đấy là tự sát mà không phải chiến đấu. Trời đã không còn sang rõ nên Lăng Phúc phải bịt vết thương trên vai mà hạ lệnh lui binh để lại đằng sau 600 xác chết rải rác khắp nơi.
    ( hình ảnh cho https://www.facebook.com/photo.php?...400.1073741827.100024025355502&type=3&theater)
     
  4. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 48: Chiến lược trước mắt
    600 quân của Đông Ngô mệt mỏi mà lui lại. Họ thương tích đầy mình chứ không chỉ là mệt mởi đơn thuần. Lệnh của Lỗ Khang đô thống là tấn công từ giờ tị cho đến lúc nào thủy quân Đông Ngô công phá thành Đông hoặc thành Bắn mới giảm nhịp. Lăng Phúc đã thực hiện y nguyên mệnh lệnh, thậm chí hắn xém chút bị một mũi tên bắn trúng cổ mà chết. Song đánh từ trưa cho đến chiều muộn không thấy mộ bong người nào cả vậy thì chắc chắn thủy quân đã sảy ra chuyện rồi. Không nghĩ nhiều tên này lê thân xác mệt nhọc của mình mà đi thẳng. Không phải chỉ rút lui vài dặm mai đánh tiếp. Mà hắn phải rút lui về Bắc Đái và Kê Từ để báo tin thủy quân Đông Ngô chắc chắn lâm nạn rồi. Ngoại trừ Lữ Đại là thứ sử Giao Châu có quyền cao nhất đang đãn quân đánh nhau tại Cử Chân thì Lỗ Khang chính là người cầm quyên cao nhất tại hậu phương quân Đông Ngô . Nay nếu lão này lâm nạn thì toàn bộ các thành trì tại Giao chỉ nhưu rắn mất đầu không không biết nghe ai chỉ huy. Tình hình này đã vượt qua vấn đề một thành trì, một trấn, nó đã ảnh hưởng đến cấp quận rồi. Chuyện này phải tức tốc báo lại cho Lữ Đại Thứ sử.
    Cũng may cho quân Lăng Phúc rút sớm vì sau khi họ rời đi 2 tiếng đồng hồ thì kị Ngưu của Đại Việt đã về đến nơi. Tuy chỉ có 100 kị ngưu nhưng với đoàn bộ binh rệu rã 600 người của Đông Ngô chắc chắn không phải đối thủ, chỉ cần đám kị binh này bám theo rồi giết tỉa dần dần thì đảm bảo không một ai có thể sống sót.
    Quân Đông Ngô công thành rút đi, tất nhiên quân thủ thành được tính là chiến thắng, mặc dù có hơi thảm một chút bởi có tới 36 người chết 13 người trọng thương, 88 người bị thương nhẹ. Quả thật nếu không có bố trí Catapult và đinh thép cùng với dầu hỏa thì đảm bảo số ngừoi thương vong sẽ tăng lên gấp bội chứ không phải con số này. Từ điểm này có thể thấy được tường đất cao 4m không thể là một tòa thành trì mang tính chất ổn định được.
    Sáng sớm ngày hôm sau mọi quân sĩ trong thành cùng dân chúng đều tụ tập tại bến sông Lục Hải cách Khúc Dương Thành 5 km về hướng Đông, tất cả đang háo hức chờ đợi để được nhìn xem chiến thuyền khổng lồ mà quân Đại Việt thu được. Từ xa xa đã thấy 9 chiến thuyền với cánh buồm lấp ló nơi khúc ngoặt của Sông. Binh sĩ Đại Việt đã trở về trong chiến thắng hân hoan, nhưng công việc còn đó là quá nhiều. Không để cho Nguyên Quốc một giây phút nào được tự thỏa mãn.
    Tất nhiên mỗi người dân dều muốn được một lần lên loại thuyền này tham quan. Trước đây không lâu những chiến thuyền này còn là bóng ma ám ảnh những người Việt cổ này nhưng giờ đây chúng đã trở thành nơi tham quan du lịch cho họ.
    Tất nhiên người dân chỉ được tham quan hai tầng phía trên thôi. Tầng chứa đồ họ không được phép đi xuống. Vì nơi đây chứa toàn lag bảo vật mà thôi.
    Thì ra khoang đáy của thuyền dùng để chứa nước ngọt, lương thực, và cũng chứa cả bảo vật. Vì lũ Đông Ngô đã đánh chiếm cả mười thành miền Bắc, vơ vét hết không biết bao nhiêu từ các tầng lướp thống trị người Hán theo Sĩ Gia tại Giao Châu. Chúng có rất nhiều thứ như vàng, bạc, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi, đặc biệt là có khá nhiều lụa phẩm chất khá tốt. Nói đến lụa thì đây có lẽ là công của Sĩ Nhiếp đã mang đến công nghệ trồng dâu nuôi tằm dệt lụa từ người Hán. Những tấm vải lụa này là mồ hôi công sức lao động vất vả của những người dân Việt nhưng lại nhằm để cung cấp cho một số rất nhỏ giai cấp thống trị người Hán nơi Giao Châu.
    Nói đến trang phục thì hầu hết người dân Việt tộc lúc này đều là đàn ông và trẻ em cởi trần đóng khố, phụ nữ thì mặc áo yếm váy quây. Đây là trang phục thuận tiện cho cuộc sống sinh hoạt tại Giao Châu lúc này xong có lẽ đến lúc phải thay đổi cho văn minh hơn một chút. Nhưng đó là nói các bộ lạc chưa liên quan đến bộ lạc Đại Việt này... Bộ lạc Đại Việt 100% mặc giáp mây, trừ trẻ em quá bé. Vì họ đang sống trong thòi chiến nên mặc giáp mây thành quen, ra khỏi nhà sẽ mặc giáp, tuy vướng víu một chút nhưng tính mạng được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vì mặc giáp mây nên phải có lớp vải độn bên trong để tránh cọ sát, vậy là thói quen mặc áo vải đay cọc tay được thực hiện. Tóc Việt tộc vốn đã cắt ngắn đẻ thuận tiện sinh hoạt rồi nay lại càng ngắn hơn vì theo kiểu của thủ lĩnh. Tất nhiên Nguyên Quốc khuyến cáo phụ nữ nên để tóc ngang vai rồi buộc lên cho đẹp. Xong có rất nhiều cô vẫn mốt tóc tém cho tiện. Ngày xưa cắt tóc, cắt vải đay còn bất tiện, ngày nay nha bỏ nguyên liệu đồng , than đá ra sau đó trả công 4 cái bánh gạo thì ngày mai đến mấy cái lò rèn của bọn nhóc lấy một cây kéo đồng về , sau đó cắt xẹt nột cái là xong. Về cách ăn mặc hắn không chỉnh lí nhiều nhưng về vệ sinh thì Nguyên Quốc rất nghiêm túc . Một ngày phải tắm một lần, móng tay móng chân cắt ngắn, đánh răng ngủ dậy và đi ngủ bằng muối. Đi vệ sinh đúng nơi quy định. Cấm vứt rác bừa bãi. Ăn chín uống sôi. Đây chính là thiết luật đã giao cho gac quan huyện Nguyễn Kê Đản làm công tác thành lập một ban theo dõi, ai 3 lần phạm luật mà đã nhắc nhở sẽ bị đuổi khỏi bộ lạc. Đây là hình phạt nặng nhất ở đây rồi. Chính vì thế tình hình vệ sinh trong Khúc Dương thành còn tốt hơn rất nhiều các thành trì của người Hán.
    Lúc này đây ngồi trong can nhà gỗ sàn thấp đặc chưng của người Việt cổ tại trung tâm Khúc Dương là buổi họp của tầng lớp lãnh đạo Đại Việt bộ lạc. Việc vạch ra sách lối thì Nguyên Quốc đã có trong đầu nhưng hắn vẫn liên tục đưa ra những cuộc họp như vậy. Cuộc họp này cực kì rộng, bao hàm cả dân chính và quân chính. Dân chính ở đây sẽ chủ yếu do 10 tên đang học hành cùng Nguyên Quốc nêu ý kiến trong đó có tên Hoa Kiều Cao Thích. Quân chính thì chủ yếu do tầng lớp sĩ quan trong quân đội nêu ý kiến. Hai nhóm người này ngồi hai bên và Nguyên Quốc ngối chính giữa treeb cao. Đây là một triều đình thu nhỏ thực sự . Cao Thích còn có thêm nhiệm vụ ghi chép lại nội dung cuộc họp này vào thẻ tre.
    Cuối cùng sau 8 tiếng hội họp ( tất nhiên có nghỉ ăn cơm nhé khô chết mẹ hết) thì một bản phương án đã được tất cả mọi người đóng góp ý kiến mà thành.
    Nói là tất cả cùng đóng góp ý kiến cho vui thôi, thật ra đây toàn bộ là ý tưởng của Nguyên Quốc . Chẳng qua hắn ngồi đó quyết định xem ý kiến ai đúng ai sai mà thôi. Đúng giống như tư tưởng của Nguyên Quốc thì hắn gật đàu tán thưởng rồi gợi ý cho người ta mở rộng. Không đúng thì hắn phân tích những điểm sai để người phát biểu rút kinh nghiệm, và những người khác cũng hiểu vấn đề. Vốn bản hoạch định phương hướng phát triển này hắn đã lên hoàn tất, nhưng vì muốn đào tạo thủ hạ mà hắn mất thêm 8 tiếng để vừa giải thích vừa gợi ý để họ phát biểu, quả thật là công việc quá vất vả. Nhưng hiệu quả thì cực tốt đẹp vì ai cũng hiểu vấn đề cả.
    Về mặt quân sự thì chính sách đó là ổn định phòng thủ và gia cố các công trình phòng thủ. Tăng cường huấn luyện và tối tân hóa trang bị. Cụ thế là Nguyên Quốc đã biết chủ Soái hậu quân Đông Ngô đã mất tích sau trận chiến bờ Đông sông Lục Hải . Cũng thông quan tra hỏi các sĩ quan tù binh Đông Ngô mà Nguyên Quốc biết được tầm quan trọng của tên này. Nguyên Quốc đảm bảo tên này có còn sống trong rừng thì với người Đông Ngô thuần không có Dương Việt yểm hộ thì 100 người chạy trốn kia rất khó tồn tại
    Mà thông qua hỏi cung thì Nguyên Quốc cũng biết nếu không có Lỗ Khang thì cả Giao Chỉ các thành trì do Đông Ngô kiểm soát sẽ rơi vào tình trạng ngưng trệ. Họ không thể quyết định đánh Khúc Dương hay không. Ít nhất họ phải chờ sự bổ nhiệm người chịu trách nhiệm lãnh đạo hậu phương Đông Ngô quân từ Lữ Đại. Mà tên thứ sử này thì đang tận trong vúng rừng núi Cửu Chân. Tin tức truyền đi truyền về rồi chuẩn bị tấn công thì phái mất từ tháng rưỡi đến 2 tháng. Trong quá trình đó Nguyên Quốc đã làm được quá nhiều. Nhưng tại sao lại có chữ phòng thủ trong chiến lược, đó là vì quân Đại Việt vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho một cuộc chiến tranh quy mô. Thứ nhất Đại Việt quân cần có thời gian làm quen việc di chuyển bằng chiến thuyền. Thứ hai họ cần trang bị Catapult trên từng chiến hạm. Ngay cả chiến giáp của Đại Việt cũng cần cải tiến. Binh khí cũng cần đúc lại, mà trong đó điển hình nhất là việc lựa chọn giữa Katana và thanh kiếm ngắn Gladius Pompeii đã gây ra sự tranh luận không có hồi kết trong các tướng sĩ. Thật ra điểm quan trọng nhất mà Nguyên Quốc không muốn chủ động tân công Liên Lâu Kề Từ và Bắc Đái không phải là quân việt chưa chuẩn bị đủ mà căn bản Đại Việt giờ đây mà đi công thành là tất bại.
    Các thành trì ở miền bắc do quân Đông Ngô chiếm đang rơi vào thế hoảng loạn bế tắc nhưng nếu tấn công chúng thì ngay lập tức sẽ khiến các thành trì này co cụm doàn kết mà chống lại Nguyên Quốc . Chỉ cần quân Đại Việt đang tấn công 1 thành nào đó sẽ gặp ngay tập kích của các thành còn lại. vì những thành trì này tụ tập quá gần nhau rồi.
     
  5. doandeptrai

    doandeptrai Thành viên kích hoạt

    Tham gia ngày:
    10/8/16
    Bài viết:
    46
    Được thích:
    10
    Chương 49: Đạo của người Việt.
    Quay lại với bản kế hoạch trước mắt cảu bộ lạc Đại Việt . Tiếp theo là vấn đề giáo dục văn hóa phổ cập toàn dân. Giờ đây những bộ luật đại loại như hôn nhân gia đình, luật dân sự, hay các bộ luật khác đều được Nguyên Quốc viết ra… tất nhiên ra thô sơ và ngắn gọn hơn hiện đại rất nhiều. Và cũng dễ hiểu cùng dễ thực hiện hơn. Nhưng việc thông báo bằng miệng đối với các bộ luật này rất có nhiều trở ngại vì dân chúng giờ đây đã tăng lên đến 4 ngàn người ( cộng cả Việt gốc hán và tù binh) nên việc thông báo miệng rất dễ gây nhầm lẫn và bỏ sót. Chính vì vậy Nguyên Quốc yêu cầu Cao Thích và một số kẻ có thể làm thơ viết ra một bản trường ca có vần điệu dễ học dễ hát về các bộ luật để dân chúng đều có thể dễ học ( ở Trung Hoa thì đó là những câu vè nhưng văn Hóa Đông Sơn lại thịnh hành những bản Trường ca để lưu lại kiến thức). Phương án này thực sự hiệu quả rất mạnh, sau khi hoàn thành một phần bộ luật thành Trường ca thì chỉ sau một tuần truyền bá thì số dân việt gần như thuộc làu. Không dừng ở đó Cao Thích bắt đầu chỉnh biên trường ca thành Hán ngữ… việc các Việt tộc gốc Hán mới đầu nhập trong một thời gian ngắn học và hiểu tiếng việt là bất khả thi. Do đó bản Trường ca về Luật Pháp, chính sách bằng tiếng Hán là cần thiết. Thành thử ra lúc này thành Khúc Dương đâu đâu cũng vang lên tiếng ca, có tiếng Việt có tiếng Hán xen lẫn. Lao động họ cũng ca, nghỉ ngơi càng ca mạnh, Luyện tập thì hăng say đến khi nghỉ ngơi thì quân sĩ cũng gào rú quân luật và các bộ luật khác đã chỉnh biên thành trường ca. Không khí học tập thật lên cao hết mức.
    Việc tiếp theo là chữ viết thì gặp khá nhiều trở lực cho việc học tập đọc viết. Bởi vì nhu cầu của tình hình hiện tại đang cần sức lao động cho việc xây thành đắp lũy chuẩn bị phòng thủ chiến lâu dài. Do dó người dân ít co thời gian học chữ. Bên cạnh đó giáo viên cũng chỉ có 10 người mà thôi. Nhưng Nguyên Quốc không ngại… quân đội mỗi ngày ngoài luyện tập thì phải học chữ 2 tiếng đồng hồ. Đây là quân luật, ai kém tiến bộ sẽ có những hình phạt nhất định, ví dụ giặt quần áo hoặc dọn vệ sinh. Nhưng ai có tiến bộ tốt sẽ được khích lệ. Nên nhớ quân đội Đại Việt giờ đây có tới 1200 chính quy 500 dân quân người Việt và 400 thủy binh Việt gốc Hán. Tất nhiên giáo trình cho đám Việt gốc hán sẽ là riêng và được chính Cao Thích dạy dỗ tiếng việt cùng cách đọc viết cho bọn họ.
    Về mặt kinh tế thì tiền tệ ra đời với tiền đồng Đại Việt. Đây chính là tiền xu với một chiếc lỗ nhỏ ở trung tâm để dễ biến thành sâu chuỗi. Giờ đây có 6 loại tiền chính đó là 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng và 50 đồng. Chúng đều được dập ép mà ra chứ không phải đúc khuôn. Với công nghệ cán thép thì người Việt cũng cán mỏng đồng dễ dàng hơn thành tấm mỏng sau đó là những khuôn tiêng bằng thép sẽ ép các tấm đồng này bởi áp lực cao để tạo thành những đồng tiền chất lượng cực tốt và đều đặn về kích thước. Những khuôn ép này là do chính tay Nguyên Quốc chế tác với độ phức tạp kinh khủng về hoa văn. Và công nghệ ép ra tiêng đồng cũng được bảo mạt hoàn toàn. Giờ đây công việc của người dân Đại Việt sẽ được nhận lương là các đồng tiêng bé xíu này. Nhưng nếu họ muốn thì có thể cầm chúng đổi lấy bất kì thứ gì trong cửa hàng tạp hóa cảu bộ lạc. Ngay đến lụa cũng có thể đổi tại đây nếu như đủ tiền. Chính bước chuyển biến này đã làm lưu thong hàng hóa trong bộ lạc cực kì dễ dàng. Ví như trước đây muốn có một con dao đồng thì phải mang vậy liệu và chuẩn bị gạo hoặc những thứ khác mang đến lò rèn. Nhưng giờ đây thì khác chỉ cần càm tiền đến cửa hang tạp hóa khúc dương cái gì cũng có. Tất nhiên mấy tên thợ rèn nhí gửi sản phâm của họ vào đây để bán rồi. Có khi chúng bán tại nhà, hoặc nhận riêng những đơn đặt hàng đặc biệt , nhưng giờ đây chúng bị thu thuế rồi. Đó là luật đã gi trong trường ca vậy nên ai cũng biết mà vui vẻ chấp hành thôi. Từ hệ lụy này mà sinh ra bên cạnh cửa hàng tạp hóa của bộ lạc có một loạt cửa hàng tư nhân nhỏ ra đời bán đủ thứ mà họ chế tạo được, ví như Giáp mây đủ chủng loại, đồ đồng gia dụng, vải đay v. v…. nền kinh tế thị trường đang manh nha xuất hiện với sự cạnh tranh cả về giá cả, chủng loại và chất lượng. Ngoài ra một nét đặc sắc đó là quán rượu và quán ăn cảu một số tên người Việt gốc Hán đã được mở ra… đơn giản vì người dân đang lao động cả ngày vì hệ thống phòng thủ, không có thời gian nấu ăn nên hình thức kinh doanh này cực phát đạt chỉ trong một thời gian ngắn.
    Nhưng nói đến làm ăn thì mấy cửa hàng hay quán ăn đấy chỉ là muỗi so với cửa hàng tạp hóa của “chính phủ” bộ lạc Đại Việt . Đơn giản vì nó nắm hết nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất. Sắt, đồng lương thực đều từ đây mà ra. Muốn đúc đồng hả , mang tiền đến cửa hàng tạp hóa mua quặng, than. Muốn rèn sắt hả cũng được, mang tiền, giấy phép, đến mua nhiên liệu. Quán ăn, dân chúng đều mua lương thực tại đây về chế biến... Nên cuối cùng tiền đồng đi một vòng thì phần lớn lại về tay “chính phủ” mà thôi.
    Giờ đây công việc quan trọng nhất của người dân Đại Việt là xây thành trì và bến cảng. Có thêm sức lao động nhiệt tình của tù binh, cùng 800 binh sĩ Việt gốc Hán thì công việc thực sự tiến triển rất mau lẹ.
    Tại sao nói hơn 400 tên tù binh Đông Ngô lại lao động Hăng say. Đơn giản vì chúng đã nhận được thông báo từ thượng tầng bộ lạc Đại Việt . “ Các ngươi mang đao mag đến liếm máu dân Việt ta, đáng lẽ ra tội chết khó tha. Nhưng niệm tình các ngươi cũng chỉ là “ dân đen” bị lũ quan lại ép bức mà bỏ nhà bỏ cửa đi lên chiến trường giết chóc. Thử hỏi không có lũ quan lại, lũ thống trị hiếu chiến ấy thì giờ đây các ngươi chắc hẳn đang vui vầy cùng gia đình, vợ con , mẹ già mà sống hạnh phúc rồi.”
    Chỉ nghe đến đoạn này thôi thì các binh sĩ đã không ít người khóc rống lên rồi. Khóc đến tâm can phế liệt, bởi những lời nói này hòa toàn đúng tâm trạng của họ. Những binh lính này hoàn toàn là lính thường, sĩ quan đã được nhốt riêng biệt rồi. Có sĩ quan tại đây rất khó lung lạc được binh lính. Nhưng sự việc chưa hết vì còn đoạn sau quan trọng hơn. “ Các ngươi về tình thì đáng thương, nhưng về lý thì đáng tội vì bàn tay nhuốm máu người Việt. Trời cao có đức hiếu sinh, người Việt lại bao dung. Vậy nên tội chết có thể tha, nhưng tội sống thì phải chịu. Phạt câc ngươi lao động khổ sai 5 năm, trong năm năm này ai có thể học tốt tiếng việt, văn hóa việt thì thời gian khổ sai giảm xuống 2 năm. Sau mãn tù thì ta thả các ngươi, muốn đi hay ở tùy ý. Nhưng nếu đã đi mà còn đao kiếm một lần nữa quay lại Đại Việt thì đó là tử ký của các ngươi.”
    Đây là một pháp lệnh nhân đạo đến kì cục, nhưng mọi người không biết ý của Nguyên Quốc . chỉ cần các tù binh Đông Ngô này học tiếng Việt học văn hóa Việt sau đoa chứng kiến cuộc sống của người Việt thì chắc chắn họ sẽ có phân nửa ở lại. Phân nửa trở về cong ngu hiểm hơn vì họ rất có thể không chịu nổi hà khắc cuộc sống tại Đông Ngô mà mò về Giao Châu. Mà có thể còn thuyết phục cả nhóm lớn dân Hán nữa. Nguyên Quốc đã nói rồi, bất kể các ngươi đến Giao Châu với mục đích gì, do thám, gián điệp... Chỉ cần ngươi ở đây ngươi sẽ bị đồng hóa thành người Việt.
    Còn nguyên nhân thứ hai mà các tù binh này trở nên hăng say lao động đó là họ được trả lương. Tù binh lao động khổ sai được trả lương là một điều quá vô lý, nhưng ở Đại Việt là thật. Mỗi ngày các tù binh này đều được giao một lượng công việc nhất định. Nếu làm vượt qua mức này sẽ được tính lương như bao người khác. Làm thêm được bao nhiêu thì trả bấy nhiêu tiền. Tiền có thể mua đồ ăn, vải đay và một số vật dụng được phép. Một tuần được vào thành Khúc dương tiêu tiền một lần. Không tiêu tiền mà tích góp lại cũng được, vì những kẻ tích góp thì 100% là muốn ở lại Đại Việt ví tiền này không tiêu được, hay nói là chưa tiêu được ở Đông Ngô.
    Nguyên Quốc đang xây dựng cho người Việt một đạo thống chính thức đó chính là " Nhân Đạo". Yêu hòa bình, tự do. Bình đẳng, bác ái nhưng tự cường. Không gây hấn chiến tranh nhưng không ngại chiến đấu để bảo vệ những gì thuộc về họ, bảo vệ những giá trị đích thực của người Việt. Từ đó khiến cho Việt tộc không bao giờ phải chịu cảnh tủi hổ cúi đầu trước kẻ địch. Không phải chịu cảnh tủi hổ mất chủ quyền. Có thể hiên ngang mà bắt tay tất cả các quốc gia khác mà không phải khiểu khúm núm cúi đầu bắt tay nịnh nọt.
     

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)