FULL  Hài  LS Q.Sự Lẳng Lơ Tao Nhã - Free 344 - Tặc Đạo Tam Si

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. codon.trai

    codon.trai Vận ngữ thần thủ Super Moderator

    Tham gia ngày:
    9/2/11
    Bài viết:
    48,506
    Được thích:
    202,302
    Lẳng Lơ Tao Nha
    Tác giả: Tặc Đạo Tam Si
    -- o --


    Chương 1: Nại hà thiên.


    Nhóm dịch: HaDu
    Nguồn: Mê truyện






    Giới Thiệu:


    Nhân vật chính Trương Nguyên, xuyên qua đến năm Vạn Lịch thứ bốn mươi, một lòng muốn sống cuộc sống nhàn nhã phong lưu nhưng không ngờ lại cứu nước.

    (Vạn Lịch: niên hiệu của Vua Thần Tông thời Minh, Trung Quốc, 1573-1620)

    Đây là một câu chuyện tràn ngập mâu thuẫn thú vị.

    Giang Nam cuối thời Minh phồn hoa, nhã có "Thái Căn đàm"; tục có "Kim Bình Mai"; nhà sư buôn bán, danh kỹ lễ phật.

    (Thái Căn Đàm: sách bàn về gốc rễ đạo đức; Kim Bình Mai: thời xưa bị liệt vào "dâm thư")

    Viên Hồng Đạo phẩm trà trồng hoa; Lý Trác Ngô cất rượu tham thiền liên tục đốt sách

    Đổng Kỳ Xương thi họa song tuyệt, nhưng cuối cùng lại là ác bá thân hào nông thôn.

    Trương Tông Tử tuổi trẻ con nhà quyền quý, lúc về già lại mộng quay về Tây Hồ.

    Người thanh cao gặp người phong nhã; người lẳng lơ gặp người lẳng lơ.

    Đó là sự mâu thuẫn thú vị trong truyện: Lẳng lơ Tao nhã

    Lời của dịch giả:

    Truyện Lẳng Lơ Tao Nhã là một bộ truyện hay, truyện kể về tài thơ văn xuất thần của một chàng trai khôi ngô tuấn tú có tên gọi là Trương Nguyên

    Chàng đã vượt thời gian quay về quá khứ vào thời điểm cuối đời Minh. Hòa hồn vào một cậu bé ngơ ngác vừa tròn 15 tuổi.

    Với tài học và kiến thức của thời hiện đại, chàng mang trong mình khối kiến thức sâu rộng cùng tấm lòng nhân nghĩa tốt bụng.

    Dường như ai đã gặp chàng đều phải nể phục tài năng cao thâm và phẩm chất cao thượng của chàng.

    Những màn khoa cử học tài thi phận, vốn chỉ được đọc trong sách vở, xem trên phim ảnh, giờ đây đã tái hiện thực tiễn trên người Trương Nguyên, trải qua nhiều vòng thi tuyển gắt gao, nào là thi huyện, thi hương... đối chọi với hàng trăm hàng ngàn thí sinh, thế mà chàng vẫn không ngừng đỗ đạt, công danh tấn tới.

    Và mặc dù trong khoa cử có nhiều trò gian lận, như là mua chuộc quan lại, phe phái bè cánh trong triều ỷ thế hiếp người, nhưng Trương Nguyên đã bản lĩnh vượt qua tất cả, chàng từng bước đạt đươc công danh vang dội, tiến thẳng đến đỉnh cao vinh quang, lại tiến thêm bước thay đổi cục diện éo le của thời phong kiến tối tăm, chàng bênh vực kẻ yếu, giúp đỡ người nghèo, chống lại cường quyền, giành lấy chính nghĩa...

    Trương Nguyên sẽ thể hiện bản lĩnh của mình như thế nào, trước khoa cử với hàng trăm ngàn thí sinh?

    Tài đánh cờ mồm của chàng có thật như lời đồn? Thơ văn của chàng có thật sự xuất chúng hơn người?

    Chàng sẽ phải làm sao để đối đầu với bọn tham quan ô lại, phường hào ác bá?

    Giữa tình yêu và chính nghĩa chàng sẽ chọn lựa ra sao?


    Để biết được truyện sẽ diễn biến như thế nào, xin mời các bạn đón đọc Lẳng Lơ Tao Nhã.







    - Thiếu gia! Có thể không cần đọc chữ nhỏ, chỉ cần đọc chữ to có được không?

    Giữa mùa hè nóng bức, cánh cửa sổ thư phòng đóng chặt khiến cho cả căn phòng như một cái lồng hấp. Trên cửa sổ còn có cả một cái rèm che ngăn ánh sáng từ bên ngoài lọt vào. Vì vậy mà giữa ban ngày nhưng trong thư phòng lại chẳng khác nào ban đêm. Trên một cái bàn sách bằng gỗ lim có đặt một ngọn đèn dầu vừa đủ chiếu sáng quyển Xuân Thu kinh truyện tập giải trong tay của đứa hầu nhỏ.

    - Không được. Trước tiên đọc một câu chữ to rồi sau đó đọc chữ nhỏ bên dưới chữ to đó. Không được đọc hàm hồ phải đọc rõ ràng rành mạch.

    Trên cái bàn bằng gỗ lim có đặt một tấm bình phong chia nó ra thành hai phần. Đứa hầu nhỏ và cây đèn ở một bên còn vị thiếu gia thì ở trong bóng tối

    Đứa hầu nhỏ Vũ Lăng chừng mười ba, mười bốn tuổi có chút thanh tú đang nhăn nhó nhìn quyển sách trên tay mà kêu khổ:

    - Có nhiều chữ nhỏ quá. Thiếu gia! Cổ họng của con khô rồi, chỉ sợ không đọc được.

    - Chẳng phải đã pha trà Tang Cúc hạnh nhân rồi hay sao? Đọc đi, không được lười biếng. Hôm nay phải đọc cho xong cuốn này, ta sẽ thưởng bạc cho ngươi. Sau này, mỗi ngày một quyển. Bộ Xuân Thu kinh truyện tập giải có tổng cộng ba mươi cuốn, độc xong hết ngươi sẽ được thưởng ba tiền. - Vị thiếu gia ngồi sau bức bình phong liền lấy tiền ra để dụ.

    Đứa hầu nhỏ Vũ Lăng không từ chối được đành phải uống hai hớp trà rồi sau đó lấy tay lau mồ hôi mà đọc tiếp. Vừa mới đọc được bốn, năm tờ nó đã cảm thấy miệng kho rát, mồ hôi trên trán nhỏ cả xuống tra giấy khiến cho trang giấy bị ướt cả một khoảng rộng. Đôi bàn tay của nó cũng ướt đẫm mồ hôi. Hôm nay quả thực là nóng, nhưng cánh cửa sổ lại bị đóng chặt, bên cạnh có thêm cây đèn vậy mà trong phòng không hề có lấy một cái quạt nào khác ngoại trừ cây quạt của vị thiếu gia đang phe phẩy.

    - Thiếu gia! Con không chịu được nữa. Hôm nay quá nóng, con cảm thấy đầu óc choáng váng sắp nôn tới nơi. Có lẽ là do bị cảm nắng...

    Đứa hầu quyết định học một chiêu đó của Trương Thái chỉ có điều cách nói là khác. Thiếu gia liên tục nghe đọc sách, ai mà chịu nổi. Hôm nay có thưởng ít đi một chút cũng không cần.

    - Trương Thái nói cổ họng thì ngươi lại nói là bị cảm nắng. Vậy ta thì sao? Chẳng phải là buồn muốn chết hay sao?

    - Thiếu gia nghỉ ngơi một chút đi. Cả ngày nghe đọc sách, tai cũng cảm thấy mệt. Hay là, để con đưa thiếu gia tới cầu đá hóng mát. Nơi đó rất mát mẻ lại còn có thể nghe thấy tiếng hát từ bên tòa nhà bên kia vọng sang. Có được không thiếu gia?

    - Bên ngoài trời rất nặng sợ rằng không tốt cho mắt.

    - Chẳng phải là có cái bịt mắt hay sao? Để con tìm cho thiếu gia.

    Đứa hầu sợ thiếu gia đổi ý liền vội vàng tìm được một mảnh vải xanh để che mắt rồi đi tới sau bàn học...

    Vị thiếu gia đó đang ngồi híp mắt nhìn hắn rồi sau đó nhắm mắt lại:

    - Được! Đeo vào giúp ta.

    Vũ Lăng đứng ở phía sau vừa giúp thiếu gia bịt miếng che mắt vừa quan sát cái gáy của y. Năm nay thiếu gia được mười lăm tuổi, chỉ lớn hơn nó một tuổi nhưng lại cao hơn nó rất nhiều. Cho dù hiện tại đang ngồi thì cũng không kém hơn so với nó đang đứng là mấy.

    "Dường như thư đồng nên lùn hơn một chút. Trong trấn Sơn Âm này các vị thiếu gia đều cao hơn thư đồng của mình tới nửa cái đầu. Chẳng may có một thư đồng nào đó cao hơn thì lưng cũng đành phải còng xuống. Chẳng còn cách nào khác, làm sao lại được phép cao hơn thiếu gia cơ chứ?"

    Đứa hầu Vũ Lăng nghĩ vậy liền nhanh nhẹn buộc miếng vải xanh che mắt cho thiếu gia. Vị thiếu gia liền đứng dậy, khoác một tay lên vai nó rồi nói:

    - Đi thôi.

    Đứa hầu Vũ Lăng chịu đựng cái tay, từ từ đi ra mở cửa. Cánh cửa vừa mới được mở ra thì ánh sáng mặt trời từ bên ngoài liền tràn vào khiến cho cả cái thư phòng sáng trưng. Vị thiếu gia liền nói:

    - Hôm nay nắng thật.

    Vũ Lăng cũng biết nắng rất gắt nhưng so với ở trong thư phòng thì tốt hơn nhiều, hơn nữa cũng chẳng phải đọc sách. Nó liền nói:

    - Thiếu gia đi với con. Chỗ cầu đá ở phía sau rất mát. Thiếu gia cẩn thận dưới chân.

    Đứa hầu Vũ Lăng giống như đang dắt người mù mà dắt vị thiếu gia đi về cánh cửa phía sau với một tâm trạng vui sướng. Không phải học bài thật sự là một điều giải thoát. Hơn một tháng qua, hắn và Trương Thái liên tục thay phiên nhau đọc toàn bộ tứ thư ngũ kinh. Cũng không phải hắn và Trương Thái là người ham học mà vì vị thiếu gia phải nghe bọn nó học bài. Mắt của thiếu gia có bệnh, danh y Thiệu Hưng là Lỗ Vân Cốc nói rằng đôi mắt của thiếu gia cần phải được nghỉ ngơi, ở trong phòng tối không có ánh sáng ít nhất một trăm ngày thì mới có thể từ từ hồi phục. Vì vậy mà vị thiếu gia cảm thấy buồn chán mới bắt hắn và Trương Thái học bài cho mình nghe...

    - Tiểu Vũ! Hoa nhài ở phía Đông có phải đã nở hoa rồi không? - Vị thiếu gia đang vịn vai nó bước đi chậm rãi đột nhiên mở miệng.

    Vũ Lăng quay đầu lại thì thấy quả nhiên ở phía Đông của hậu viên có mấy khóm hoa nhài đã nở. Những đóa hoa trắng muốt nổi bật lên giữa những cái lá màu xanh.

    - Thiếu gia! Sau ngươi biết hoa nhài đã nở? Dường như hôm qua vẫn còn chưa có gì.

    - Nghe tiếng ong mật kêu và ngửi thấy mùi thơm của hoa nhài.

    Đứa hầu Vũ Lăng nghiêng đầu liếc mắt nhìn vị thiếu gia. Miếng vải bịt mắt của thiếu gia vẫn còn nguyên khiến cho Vũ Lăng thầm nghĩ:

    - Lỗ tai của thiếu gia bây giờ thính thật, chỉ một tiếng động nhỏ cũng đủ để thiếu gia nghe được. Có điều chuyện này không hay lắm. Mọi người đều nói người mù thì tai thính. Không biết mắt của thiếu gia có thể lành lặn được không?

    Vũ Lăng hơi lo lắng. Nếu mắt thiếu gia mà mù hẳn thì rất khó hầu hạ. Cứ mỗi ngày thiếu gia bắt hắn và Trương Thái đọc sách trong thư phòng thật sự là khó chịu. Lúc trước, khi mắt của thiếu gia còn tốt thì không hề thích đọc sách. Bây giờ mắt có bệnh lại quay sang nghe sách chẳng phải là bắt ép người khác hay sao. Nếu như mắt đã không còn thì đọc sách nhiều để làm gì, chẳng lẽ lại định đi thi?

    Vũ Lăng nhận thấy từ sau khi mắt của thiếu gia bị bệnh, tính tình cũng thay đổi rất nhiều. Bắt đầu là khóc to rồi hoảng loạn. Cũng không thể tránh được. Đột nhiên không nhìn được thì ai mà chẳng cuống. Sau đó, thiếu gia trở nên trầm mặc ít nói, rồi lại lệnh cho nó và Trương Thái thay phiên nhau đọc bài cho nghe. Hơn nữa, cách nói chuyện cũng hoàn toàn khác với trước.

    Tại sao lại thay đổi như vậy? Cứ như thiếu gia đột nhiên trưởng thành khiến cho đứa hầu nhỏ có cảm giác lạ lẫm và kính sợ.

    .........

    Phía Tây của sông Đầu nối liền với sông Phủ, nam giáp với sông Miếu. Sau khi chảy qua phủ Thiệu Hưng nó liền gấp khúc tạo thành một cái vịnh lớn. Năm Gia Tĩnh thứ hai mươi mốt, người họ Trương nắn thẳng còn sông khiến cho cái vịnh đó trở thành một con sông trước cửa nhà họ Trương. Người họ Trương ngụ cư ở hai bên bờ sông qua lại bởi một cây cầu đá. Ở bờ Đông của con sông được gọi là Đông Trương, bờ tây gọi là Tây Trương. Tây Trương thì giàu có còn Đông Trương thì kém phát triển. Ngoại trừ việc một số chuyện cần phải nghị sự và tế tổ vào ngày Đông chí ra thì Đông Trương và Tây Trương rất ít khi qua lại với nhau. Dù sao thì quan hệ huyết thống cũng đã qua ba đời, tình thân cũng giảm dần. Hơn nữa do sự phân cách bởi giàu và nghèo khiến cho Đông Trương trở nên hèn kém còn Tây Trương thì kiêu căng tự mãn rất khó hòa hợp với nhau chứ đừng nói là qua lại.

    Hiện tại đang là mùa khô, cái chỗ ngoặt của sông Đầu chỉ rộng chừng hai trượng. Trong số ba cây cầu đá thì có hai cái bên dưới chẳng hề có nước nên trở thành một chỗ rất tốt để hóng mát.

    Trương Nguyên ngồi trên một tảng đá to lắng nghe tiếng nước chảy, ngửi mùi hơi nước, hương hoa dại và cảm nhận những cớn gió mát. Từ miếng bịt mặt của hắn tản ra mùi thuốc thoang thoảng. Miếng che mắt này được danh y Lỗ Vân Cốc của Thiệu Hưng đặc chế của hắn.

    - Thiếu gia! Con đi lấy cần câu và mồi để câu cá.

    Trương Nguyên nghe thấy tiếng bước chân đứa hầu Vũ Lăng chạy tới mà cảm thấy hết sức tĩnh lặng, yên tĩnh. Từ hai tháng trước, không hiểu sao hắn lại biến thành người họ Trương ở huyện Sơn Âm, phủ Thiệu Hưng. Hơn nữa, mắt hắn lại còn có bệnh. Trương Nguyên hoảng sợ, nôn nóng đau đớn như thế nào thì có thể tưởng tượng được...

    Tỉnh lại thấy mình xuất hiện ở một không gian bốn trăm năm về trước thì có ai còn giữ được bình tĩnh?

    Thân thể cũng không phải là của mình mà biến thành một thiếu niên chỉ có tên là giống nhau. Cả hai đều là họ Trương tên Nguyên. Hiện tại hắn còn có tự là Giới Tử, sống ở năm Vạn Lịch thứ hai mươi sáu. Năm nay tuổi mụ của hắn đã là mười lăm. Linh hồn của hai Trương Nguyên dung hợp với nhau biến thành hắn hiện tại.

    Hơn hai tháng trôi qua, sống trong bóng tối, Trương Nguyên nghĩ rất nhiều, nhớ tới những nơi phồn hoa đô hội mà cảm giác thật bất đắc dĩ. Có điều đã về nơi này thì cần phải sống thật tốt.

    Kiếp trước, Trương Nguyên rất thích đọc sách đã đọc qua Minh sử nên có chút hiểu biết với lịch sử của các thời Vạn Lịch, Thiên Khải, Sùng Trinh. Ngay cả năm Vạn Lịch thứ mười lăm, hắn cũng đọc qua. Hắn biết cái năm này chính là năm thứ một ngàn năm trăm tám mươi bảy sau công nguyên. Hiện tại, hắn sinh ra vào năm Vạn Lịch thứ hai mươi sáu, tuổi mụ là mười lăm nên có thể nói bây giờ là năm thứ một ngàn sáu trăm lẻ một sau công nguyên. Từ năm này tới khi triều Minh bị diệt còn khoảng chừng ba mươi hai năm nữa.

    - Họ Trương ở Vãn Minh, Giang Nam, Thiệu Hưng và đâu nữa?

    Một con ếch từ trong đám cỏ dại bên bờ sông chợt nhảy ra tới gần hắn. Nó coi Trương Nguyên đang ngồi ngay ngắn như một pho tượng đất liền nhảy lên đầu hắn. Khi thấy cái đầu của hắn động đậy, con ếch mới cảm nhận được sự nguy hiểm liền nhảy lên. Nhưng không ngờ từ trên cao lại có một cây quạt giáng xuống khiến cho con ếch văng xuống đất. Ngay lập tức một cái chân to giơ lên định đạp xuống...

    - Tha cho mày.

    Cái chân đó dừng lại giữa không trung. Con ếch nhỏ tới lúc này mới tỉnh hồn vội vàng nhảy lên ỏ chạy.

    Đứa hầu Vũ Lăng đang ở bên bờ sông liền quay lại hỏi:

    - Thiếu gia! Người định tha cái gì?

    Không có gì. - Trương Nguyên thả chân từ từ lắc đầu mà hơi mỉm cười. Hắn thầm nhủ:

    - Tình cảnh như vậy thì ta có năng lực gì đây? Năm nay ta mới mười lăm tuổi, chẳng biết có thể chữa khỏi mắt hay không. Vãn Minh, Giang Nam là những nơi phồn hoa, danh sĩ nhiều vô xuể. Trước tiên ta cứ từ từ cảm nhận, suy nghĩ những chuyện khác.

    Một cơn gió từ bờ Tây thổi tới mang theo tiếng ca, giống như hoa sen dưới cái nắng chói chang nhưng vẫn tỏa ra mùi hương thơm ngát.

    Đứa hầu Vũ Lăng vui vẻ lên tiếng:

    - Thiếu gia nghe xem. Trong cái nhà to ở bờ Tây lại bắt đầu ca hát.

    Trương Nguyên lắng tai nghe thì thấy tiếng tiêu, tiếng địch cùng với các loại nhạc du dương lọt vào tai.

    "Nguyên lai xá tử yên hồng khai biến, tự giá bàn đô phó dữ đoạn tỉnh tàn viên. Lương thần mỹ cảnh nại hà thiên, thưởng tâm nhạc sự thùy gia viện!..."

    Trương Nguyên thầm nghĩ: "Đây là ca khúc Mẫu Đan đình hoàn hồn ký. Một trong những tác phẩm nổi tiếng, không ngờ đã được lưu truyền tới thời điểm này.


     
    Last edited by a moderator: 28/3/13
  2. codon.trai

    codon.trai Vận ngữ thần thủ Super Moderator

    Tham gia ngày:
    9/2/11
    Bài viết:
    48,506
    Được thích:
    202,302
    Lẳng Lơ Tao Nhã
    Tác giả: Tặc Đạo Tam Si
    -- o --


    Chương 2: Câu cá


    Nhóm dịch: HaDu
    Nguồn: Mê truyện








    Không biết tại sao tiếng hát bên bờ tường nhanh chóng yên lặng, không giống như trước đây. Vũ Lăng cảm thấy buồn chán, lo lắng thiếu gia không nghe được tiếng nhạc lại quay về bắt mình đọc sách liền quay đầu lại nhìn thì thấy thiếu gia vẫn đang ngồi đặt chiếc quạt trên đầu gối như đang nghĩ chuyện gì đó.

    - Hiện tại dường như thiếu gia bắt đầu có suy nghĩ, nhìn có hơi giống với một người hiếu học.

    Vũ Lăng thè lưỡi với thiếu gia một cái rồi tiếp tục câu cá. Tính tình của nó vốn hoạt náo, nên cá vừa mới vào rỉa là đã giật cần nên mãi vẫn không câu được con nào. Vũ Lăng nổi nóng càu nhàu mắng chửi, liên tục sút những hòn đá xuống nước làm cho đám cá sợ hãi bỏ đi.

    Trương Nguyên từ từ đi tới, nói:

    - Tiểu Vũ! Để ta câu cho.

    Vũ Lăng đứng dậy vội vàng đỡ thiếu gia ngồi xuống rồi sau đó móc mồi, đặt cần câu vào trong tay thiếu gia. Nó đứng một bên mà nghĩ thầm:" Tính tình của thiếu gia còn nôn nóng hơn ta. Ta không câu được thì làm sao mà thiếu gia có thể. Hơn nữa, thiếu gia không nhìn thấy phao thì làm sao mà biết cá có cắn câu hay không? Hay là ta nên nhắc cho thiếu gia..."

    Vừa mới nghĩ tới đó, nó chợt nghe thấy thiếu gia nói:

    - Tiểu Vũ! Ngươi không được lên tiếng.

    Vũ Lăng thưa một tiếng rồi thè lưỡi, nghĩ thầm:" Thiếu gia thành thần tiên rồi hay sao mà biết được ta đang nghĩ gì?" Sau đó, nó liền ngồi xuống, mím môi nhìn vị thiếu gia đang bịt mắt câu cá.

    Chỉ thấy thiếu gia vung cần một cái, thi thoảng hơi lắc nhẹ cổ tay khiến cho mồi câu ở trong nước di chuyển. Một lát sau, cái lông ngỗng được làm thành phao đang nổi trên mặt nước chợt chìm xuống.

    Vũ Lăng đang định nhắc nhở thiếu gia thì chợt nhớ ra thiếu gia vừa mới nói mình không được lên tiếng đành phải mím môi thật chặt mà nhìn cái phao chuyển động. Nó hết sức nôn nóng. Nhưng thiếu gia vẫn hết sức bình tĩnh như cơ bản không hề biết con cá đã cắn câu.

    Đúng lúc này, thiếu gia chợt giật cần một cái. "Vù" một con cá nhỏ dẹp màu đen bắn lên trên không rồi rơi xuống đất dẫy đành đạch.

    - Oa! Một con cá nhỏ. Con này dài khoảng bốn tấc.

    Vũ Lăng mừng rỡ chạy tới vừa gỡ cá vừa khen:

    - Thiếu gia thật lợi hại. Bịt mắt mà vẫn có thể câu được cá.

    Thả con cá vào trong giỏ, Vũ Lăng vui vẻ nhanh chóng ngắt một đoạn giun rồi móc vào lưỡi câu để cho thiếu gia tiếp tục câu cá. Bất chợt, nó nghe thấy thiếu gia nói:

    - Phía Tây Trương có người tới. Nhìn xem là ai?

    Vũ Lăng bước ra khỏi cây cầu nhìn xung quanh rồi nhanh chóng chạy về bẩm với Trương Nguyên:

    - Đó là gánh hát bên Tây Trương, có khoảng hơn chục người. A! Trương Tam công tử cũng có ở đó, chẳng lẽ lại tới nơi này hóng mát? Tây trương có nhiều đình làm bằng gỗ như vậy....

    Trương Nguyên nhíu màu. Trương Tam công tử có tên là Trương Ngạc, tự Yến Khách, năm nay mười sáu tuổi. Trong số huynh đệ thì y đứng thứ ba. Đông Trương kém phát triển nhưng họ Trương cũng là một họ lớn, cái kém phát triển ở đây chỉ là so với Tây Trương mà thôi. Trong nhà Trương Nguyên có người hầu, tỳ nữ, áo cơm không phải lo. Tuy nhiên gia cảnh so với nhà Trương Ngạc kia thì quả thực chẳng khác nào một trời một vực. Tây Trương vốn giàu có, còn nhà Trương Ngạc lại là một trong số những phú hộ của Tây Trương.

    Trương Nguyên cũng không biết nhiều về thúc bá tổ, thúc bá, huynh đệ bên Tây Trương. Hắn chỉ biết rằng ông cố của mình và ông cố của Trương Ngạc là huynh đệ ruột thịt. Ông cố Trương Ngạc đỗ Trang Nguyên khoa thi Đình năm Long Khánh thứ năm, còn ông cố của hắn thì chỉ là một thầy đồ. Từ đó, Tây Trương và Đông Trương mới dần dần xuất hiện khoảng cách...

    Về phần phụ thân của Trương Ngạc là Trương Bảo Sinh thì Trương Nguyên cũng biết. Trương Bảo Sinh đỗ cử nhân năm Vạn Lịch thứ hai mươi bốn, giao du rất rộng. Đồng Kỳ Xương, Trần Mi Công đều là bạn tốt của lão. Ở phủ Thiệu Hưng, lão cũng quan hệ rất tốt. Tuy nhiên đứa con Trương Ngạc của lão thì lại là một tên phá gia chi tử. Mặc dù gã rất thông minh nhưng lại ham chơi.

    Đầu năm ở Hàng Châu, Trương Ngạc thấy ở phố cửa Bắc có một gia đình nuôi cá vàng sặc sỡ đáng yêu. Gã định mua nhưng người ta không bán. Sau đó gã liền bỏ ra ba mươi lượng bạc để mua lấy. Năm Vạn Lịch thứ ba mươi, ba mươi lượng bạc lúc đó tính quy đổi so với tiền nhân dân tệ bốn trăm năm sau thì khoảng chừng hơn hai mươi ngàn tệ. Trên đường đi thuyền về Thiệu Hưng, năm con các vàng chết hết không còn lấy một nhưng Trương Ngạc cũng chẳng hề thấy tiếc...

    Trương Bảo Sinh bỏ năm mươi lượng bạc mua một cái lô đồng thời Tuyên Đức, Trương Ngạc lấy ra xem thấy màu đồng đã xỉn liền bỏ vào trong lò than để luyện không ngờ đốt cháy. Tuy nhiên gã cũng vẫn thản nhiên như không có việc gì.

    Việc đốt chảy cái lò Tuyên Đức, Trương Nguyên tận mắt nhìn thấy. Trước kia, Trương Nguyên suốt ngày đi theo gã cho nên hết sức hâm mộ với chuyện vung tay của Trương Ngạc, luôn hận sao không được sinh ra ở Tây Trương.

    Mẹ của Trương Nguyên là Lữ thị mặc dù rất yêu hắn nhưng gia cảnh như vậy cũng không thể sánh với mẫu thân của Trương Ngạc là Vương phu nhân muốn cho Trương Ngạc bao nhiêu bạc thì cho. Mỗi tháng, mẹ của Trương Nguyên chỉ trích cho hắn sáu tiền để tiêu vặt. Lẽ ra với sáu tiền cũng đủ cho một nhà ba người ăn no nửa tháng nhưng Trương Nguyên đi theo Trương Ngạc ăn chơi như vậy cũng cảm thấy số tiền đó thật sự rất ít.

    - Thiếu gia! Chúng ta về đi.

    Đứa hầu Vũ Lăng đi với Trương Nguyên nên rất sợ Trương Tam công tử. Cái tên đó vốn vui buồn bất thường. Trước kia y cũng hay trêu đùa Trương Nguyên nhưng có một lần không hiểu tại sao lại tát Vũ Lăng một cái rồi ném cho nó nửa lạng bạc, nói là tiền phát chẩn rồi cười ha hả mà bỏ đi. Vũ Lăng mặc dù là gia nô, được nửa lạng bạc nhưng vẫn cảm thấy nhục.

    Trương Nguyên "ừ" một tiếng rồi vịn vai Vũ Lăng bước đi. Bất chợt hắn nghe thấy từ trên cầu có tiếng người giống như tiếng vịt thốt lên:

    - Hóa ra là giới tử! Nghe nói mắt người có bệnh nhưng ta vẫn chưa có thời gian tới thăm. Ngươi đừng có trách. Bây giờ, mắt ngươi có đỡ chút nào chưa?

    Người đó vừa nói vừa bước nhanh xuống dưới cầu, bám theo sau là rất nhiều tiếng bước chân, tiếng cười nói. Cả đám ca kỹ đó toàn là người trẻ tuổi chừng mười bốn, mười lăm tuổi.

    Người có tiếng như tiếng vịt đó chính là Trương Ngạc. Mười sáu tuổi nên Trương Ngạc bước vào tuổi phát triển, vỡ giọng nên hơi khó nghe.

    Trương Nguyên đứng lại nói:

    - Tốt hơn nhiều. Đa tạ Tam huynh quan tâm.

    Trương Ngạc phe phẩy cái quạt, híp mắt nhìn Trương Nguyên rồi cảm thấy rất hứng thú với miếng vải xanh bịt mắt của y mà hỏi:

    - Giới Tử! Lỗ Vân Cốc nói mắt ngươi có thể sáng lại được hay không?

    Trương Nguyên trả lời:

    - Không.

    Trương Ngạc nói:

    - Vậy thì thật khó coi...

    Cái đám thiếu niên đi sau y nghe thấy vậy liền cất tiếng cười ha hả.

    "Vui lắm sao?" Vũ Lăng đang đỡ Trương Nguyên liền bĩu môi, nghĩ thầm:" Ngươi cứ thử giả mù xem."

    Trương Ngạc nói:

    - Mù thực ra cũng chẳng sao. Chẳng phải có một vị cổ sư cũng bị mù nhưng đánh đàn tam huyền thạt hay.

    Thấy Trương Nguyên không trả lời, lại đeo miếng bịt mắt, y liền đi tới gần nói:

    - Giới Tử! Để ta xem mắt ngươi xem thế nào.

    Y giơ tay lên định gỡ miếng che mắt của Trương Nguyên xuống.

    Trương Nguyên vội vàng lùi lại một bước.

    Vũ Lăng vội vàng nói:

    - Tam công tử! Mắt của thiếu gia nhà ta không thể nhìn ra ánh sáng. Lỗ danh y đã căn dặn như vậy.

    Trương Ngạc cũng không phải là loại người không biết điều. Hơn nữa, cả hai cũng là anh em trong họ, nếu cố tình giật mình che mặt của Trương Nguyên xuống thì không hay lắm. Y liền gấp cái quạt xếp cầm trong tay rồi nói với Trương Nguyên:

    - Giới Tử! Bỏ miếng che mắt xuống cho ta xem, ta sẽ tặng cái quạt này cho ngươi. Đây là cái quạt xếp mà ngươi rất thích, nó được Trầm Thiếu Lâu ở Tô Châu làm ra.

    Trương Ngạc thích lấy bạc, lợi ra để dụ người khác, hơn nữa lần nào cũng thành công. Gã không ngại để cho người khác có được lợi ích, còn mình thì dụ dỗ người ta khuất phục mình.

    Trương Nguyên thầm nghĩ lại thì nhớ ra năm trước, có đi theo Trương Ngạc tới Tây Thành du ngoạn, rồi nhìn thấy trong một cửa hàng có bán cái quạt xếp của danh gia Trầm Thiếu Lâu ở Tô Châu làm ra. Lúc đó, Trương Ngạc có mua một cái. Mặc dù Trương Nguyên rất muốn có một cái quạt như vậy nhưng cũng chỉ biết nhìn mà thôi chứ không mua nổi. Cái quạt của Trầm Thiếu Lâu làm ra ít nhất phải bán được hai lượng tám, rất là đắt.

    - Thế nào hả Giới Tử? - Trương Ngạc lên tiếng giục.

    Trương Nguyên biết tính của Trương Ngạc nếu không đạt được mục đích sẽ không thôi. Nếu lúc trước với tính của Trương Nguyên sẽ lấy miếng vải che mắt xuống, còn y thì nhắm mắt cũng chẳng sợ bị nắng lại còn được một cây quạt. Nhưng hiện tại thì Trương Nguyên đã không còn là Trương Nguyên ngày đó nữa, không thể để cho người khác muốn làm gì thì làm.

    - Ha là thế này đi. Tam huynh! Đệ đánh với huynh một ván cờ. Nếu huynh thắng, đệ tặng miếng che mắt này cho huynh. Đệ thắng thì mỗi ngày huynh cho hai người tới đọc sách cho đệ có được không.

    Trương Thải và Vũ Lăng không biết nhiều chữ lắm. Để cho cả hai đọc sách thật sự là làm khó họ, sai hết chỗ này tới chỗ khác khiến cho Trương Nguyên nghe cũng mệt.


     
    Last edited by a moderator: 29/3/13
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)